Muốn tìm số trừ ta làm cách nào? Cùng Toploigiai tìm tham khảo Lý thuyết, bài tập vận dụng về số trừ dưới đây để trả lời cho câu hỏi này nhé.
- Trong số học, phép trừ thường được biểu thị bằng ký hiệu trừ "-" là một trong bốn phép toán hai ngôi; nó là đảo ngược của phép cộng, nghĩa là nếu chúng ta bắt đầu với một số bất kỳ, thêm một số bất kỳ khác, và rồi bớt đi đúng số mà chúng ta thêm vào, chúng ta được con số chúng ta đã bắt đầu. Phép trừ được thể hiện bằng dấu trừ, đối lập với việc dùng dấu cộng cho phép cộng.
- Các thành phần trong phép trừ gồm: Số trừ, số bị trừ, hiệu số.
+ Số bị trừ là gì: Là giá trị bị lấy đi
+ Số trừ là gì: Là giá trị cần lấy
+ Hiệu số: Là phần còn lại sau khi lấy đi giá trị ở số bị trừ
+ Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu; muốn tìm số bị trừ, ta lấy số trừ cộng với hiệu; muốn tìm hiệu, ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Ví dụ: 12 – 8 = 4
Ta có: 12 là số bị trừ, 8 là số trừ, 4 là hiệu số
- Công thức tính:
Số bị trừ = Hiệu số + số trừ
Số trừ = Số bị trừ - hiệu số
Hiệu số = Số bị trừ - Số trừ
- Phép trừ thường được dùng trong bốn quá trình liên quan đến nhau:
+ Từ một bộ cho trước, lấy đi (trừ) một số vật. Ví dụ, 5 quả táo trừ đi 2 quả thì còn 3 quả.
+ Từ một phép đo lường cho trước, lấy đi một số lượng tính trong cùng một đơn vị đo. Nếu tôi nặng 200kg, và giảm đi 10kg, vậy thì tôi nặng 200 − 10 = 190 (kg).
+ So sánh hai vật có lượng như nhau để tìm điểm khác biệt giữa chúng. Ví dụ, sự khác nhau giữa 800 đô la và 600 đô la là 800 đô la − 600 đô la = 200 đô la. Còn được biết đến là so sánh trừ.
+ Để tìm khoảng cách giữa hai nơi ở một khoảng cách cố định tính từ điểm bắt đầu. Ví dụ, nếu, trên đường cao tốc, bạn thấy một người soát vé nói rằng 150km và sau đó bạn thấy người soát vé khác nói 160km, bạn đã đi 160 − 150 = 10 (km).
- Ở trong toán học, thường là tiện khi coi hay quy định phép trừ như một phép cộng, phép cộng của phép nghịch đảo bổ sung. Chúng ta có thể coi 7 − 3 = 4 như là tổng của hai số hạng: 7 và −3. Theo cách này, có thể cho phép chúng ta áp dụng phép trừ với tất cả những quy tắc quen thuộc và thuật ngữ của phép cộng. Phép trừ không có tính chất kết hợp hoặc giao hoán, trong khi phép cộng của hai số hạng thì lại có cả hai tính chất này.
a. Dạng 1: Tìm x:
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Tìm x, biết 10 – x = 6.
Lời giải:
10 – x = 6
x = 6 + 10
x = 16
Vậy giá trị của x = 16.
Ví dụ 2: Tìm x, biết: 15 - x = 8
Lời giải:
15 – x = 8
x = 15 – 8
x = 7
Vậy giá trị cần tìm là x = 7
b. Dạng 2: Hoàn thành bảng
- Điền các giá trị của số bị trừ, số trừ hoặc hiệu còn thiếu trong bảng.
+ Tìm hiệu bằng cách thực hiện phép trừ hai số: Số bị trừ và Số trừ.
+ Tìm số bị trừ hoặc số trừ (Dạng 1)
- Ví dụ: Điền các số còn thiếu vào bảng sau:
Số bị trừ |
100 |
97 |
Số trừ |
36 |
|
Hiệu |
|
60 |
Lời giải:
Ta có: 100 – 36 = 64 và 97 – 60 = 37, nên chúng ta sẽ điền vào bảng được như sau:
Số bị trừ |
100 |
97 |
Số trừ |
36 |
37 |
Hiệu |
64 |
60 |
c. Dạng 3: Toán đố
– Đọc và phân tích đề: Bài toán thường cho giá trị ban đầu và giá trị còn lại, yêu cầu tìm giá trị đã bớt đi hoặc giảm đi.
– Tìm cách giải của bài toán: Muốn tìm giá trị đã bớt ta thường lấy giá trị ban đầu trừ đi giá trị còn lại.
– Trình bày bài toán.
– Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
Ví dụ: Trong một cửa hàng có 507 quyển vở, sau khi bán đi thì cửa hàng còn lại 209 quyển vở. Hỏi cửa hàng đã bán được bao nhiêu quyển vở?
Giải
Cửa hàng đã bán được số quyển vở là:
507 – 209 = 298 (quyển vở)
Đáp số: 298 quyển vở
>>> Xem thêm: Tìm số bị trừ, tìm số trừ
---------------------------
Như vậy Toploigiai đã hướng dẫn các em Cách tìm số trừ cũng như cung cấp kiến thức Lý thuyết và bài tập vận dụng về số trừ. Hi vọng thông qua bài viết này các em sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để hoàn thành các bài tập của mình.