logo

Mức điều kiện so sánh là gì? Mức điều kiện so sánh ảnh hưởng tới thí sinh như thế nào?

icon_facebook

Trong các kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng, chúng ta thường gặp trường hợp thí sinh bằng điểm nhau nhưng có thí sinh trúng tuyển, nhưng có thí sinh lại trượt. Để đưa ra được lựa chon đó, nhà trường dựa trên mức điều kiện so sánh.


Mức điều kiện so sánh là gì?

- Mức điều kiện so sánh là một tiêu chí phụ áp dụng đối với các thí sinh có điểm xét tuyển bằng với mức điểm trúng tuyển của ngành đó. Khi các thí sinh có bằng điểm nhau ở cuối danh sách trúng tuyển ngành nhưng chỉ tiêu trúng tuyển lại có giới hạn. Do đó, để lựa chọn được thí sinh nào trúng tuyển thì trường sẽ dựa vào mức điều kiện so sánh để lựa chọn thí sinh tiềm năng hơn.

- Mức điều kiện so sánh của mỗi trường, mỗi ngành là khác nhau, căn cứ theo những tiêu chí, điều kiện khác nhau nên trước khi đăng kí nguyện vọng, thí sinh cần tìm hiểu kĩ về ngành mình đăng kí.

- Thông thường, mức điều kiện so sánh được tính toán bằng cách so sánh điểm số của các môn đại học hoặc khối thi tương ứng giữa các thí sinh. Thí sinh có điểm cao hơn trong các môn đại học hoặc khối thi sẽ được ưu tiên hơn để đỗ vào trường mong muốn.

Mức điều kiện so sánh là gì? (ảnh 1)

Ví dụ, nếu hai thí sinh có cùng điểm trúng tuyển và chỉ còn một chỗ trống trong trường đại học, mức điều kiện so sánh sẽ được sử dụng để xác định thí sinh nào sẽ được chấp nhận. Mức điều kiện so sánh có thể được xác định dựa trên một số tiêu chí như kết quả học tập trước đó, kết quả thi của một môn nào đó, thứ tự nguyện vọng hoặc sự ưu tiên đối với các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn.


Ví dụ về mức điều kiện so sánh

Ví dụ 1: Thí sinh A và B cùng đạt 22 điểm và đăng kí nguyện vọng 1 vào cùng ngành sư phạm Anh có điểm trúng tuyển là 22 điểm. Tuy nhiên, chỉ tiêu chỉ có giới hạn, nên trường sẽ dựa vào mức điều kiện so sánh. Trường đưa ra mức điều kiện so sánh là N1>=6 (điểm môn tiếng Anh >= 6 điểm). Nghĩa là trường sẽ ưu tiên xét tuyển những thí sinh đạt 22 điểm và có điểm thi môn tiếng anh lớn hơn hoặc bằng 6 điểm sẽ trúng tuyển vào trường.

Ví dụ 2: Một ngành học trong cùng 1 trường có điểm trúng tuyển là 22 điểm. Thí sinh A và B cùng đạt 22 điểm đăng kí xét tuyển vào trường. Trong đó A đăng kí nguyện vọng 1, còn B đăng kí nguyện vọng 2 vào trường. Mức điều kiện so sánh của ngành học là TTNV (thứ tự nguyện vọng) <=1. Khi đó, cùng điểm trúng tuyển nhưng nhà trường sẽ ưu tiên xét thí sinh A trúng tuyển do A đáp ứng được mức điều kiện so sánh (A đăng kí nguyện vọng 1) để xét tuyển vào trường. Như vậy, cùng đạt 22 điểm nhưng A đỗ, B trượt.


Mức điều kiện so sánh ảnh hưởng tới thí sinh như thế nào?

Rõ ràng có thể thấy, mức điều kiện so có tác động vô cùng quan trọng tới quá trình xét tuyển, quyết định việc trúng tuyển (đỗ) hay không trúng tuyển (trượt) đại học.

- Nếu thí sinh có điểm trùng với nhau và thí sinh nào không đáp ứng được mức điều kiện so sánh thì thí sinh sẽ không được nhận vào trường đại học. 

- Ngược lại, nếu thí sinh có điểm trùng nhau và thí sinh nào đáp ứng được mức điều kiện so sánh thì thí sinh sẽ được nhận vào trường đại học.

Do đó, thí sinh cần tìm hiểu mức điều kiện so sánh của trường, của ngành thông qua các website chính thức của nhà trường hoặc liên hệ trực tiếp tới phòng tuyển sinh để được tư vấn chi tiết hơn. Mức điều kiện so sánh thay đổi theo từng năm học tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của thí sinh đăng kí xét tuyển.


Một số mức điều kiện so sánh của các trường đại học năm 2023

- Điểm trúng tuyển và điều kiện so sánh của trường Đại học ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng.
 

Mức điều kiện so sánh là gì? (ảnh 2)

- Điểm chuẩn và mức điều kiện so sánh một số ngành của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2023

Mức điều kiện so sánh là gì? (ảnh 3)

- Điểm chuẩn và mức điều kiện so sánh một số ngành của Trường Đại học Giao thông Vận tải năm 2023

Mức điều kiện so sánh là gì? (ảnh 4)
Mức điều kiện so sánh là gì? (ảnh 5)
Mức điều kiện so sánh là gì? (ảnh 6)
Mức điều kiện so sánh là gì? (ảnh 7)
icon-date
Xuất bản : 25/07/2024 - Cập nhật : 25/07/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads