logo

Mục đích của việc rút gọn câu là

icon_facebook

Câu hỏi: Mục đích của việc rút gọn câu là?

A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh. 

B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước. 

C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. 

D. Cả 3 ý trên

Trả lời:

Đáp án: D

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các nội dung khác về Rút gọn câu dưới đây nhé


1. Rút gọn câu

– Rút gọn câu là lược bỏ một sốthành phần của câu khi nói hoặc viết. Kết quả của việc rút gọn câu ta được câu rút gọn.

– Việc rút gọn câu không thể là một việc làm tùy tiện. Muốn biết một câu nào đó có thể rút gọn được hay không, các em cần phải dựa vào hoàn cảnh nói cụ thể. Trong trường hợp này có thể rút gọn được chủ ngữ, nhưng trong trường hợp khác lại chỉ rút gọn được vị ngữ… Việc lược bỏ như vậy cần phải được cân nhắc và quyết định cho từng trường hợp riêng biệt.

Ví dụ 1: Rút gọn chủ ngữ.

Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt.

(Tô Hoài)

Câu in đậm trong ví dụ 1 không có chủ ngữ hay nói cách khác chủ ngữ của câu này bị rút gọn.

Ví dụ 2: Rút gọn vị ngữ.

Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của Nhà hát lớn, sân khấu, người xem. Tôi, đến vợ con.

(Nam Cao)

Câu in đậm trong ví dụ 2 không có vị ngữ hay nói cách khác vị ngữ của câu này đã bị rút gọn.

– Trong ca dao, tục ngữ, thơ ta thường bắt gặp hiện tượng rút gọn câu.

Ví dụ 3:

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.

(Ca dao)

Ví dụ 4:

Ăn lúc đói, nói lúc say.

(Tục ngữ)

Ví dụ 5:

Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu

Thấy con vịt lội giữa dòng sâu

Sao Hôm như mắt em ngày ấy

Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu.

(Nguyễn Bính)


2. Tác dụng câu rút gọn

Câu rút gọn được sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt vì một số mục đích sau:

[CHUẨN NHẤT] Mục đích của việc rút gọn câu là

– Giúp câu văn trở nên ngắn gọn hon, xúc tích hơn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin bạn muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe. 

– Tránh trường hợp bị lặp từ quá nhiều khiến câu văn trở nên lủng củng, mất đi độ hay, độ trôi chảy.

– Lược bỏ những chủ ngữ không cần thiết giúp câu bao hàm được ý một cách tổng quát hơn. Người nghe tiếp nhận được thông tin nhanh, chính xác.

– Ngụ ý về hành động, suy nghĩ trong câu là dùng chung cho tất cả mọi người nên bất kỳ ai đều có thể hiểu.

– Rút gọn câu còn giúp cho người nói nhấn mạnh vào ý quan trọng; khiến cho người nghe có thể tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.

Tuy nhiên câu rút gọn cần được sử dụng sao cho đúng hoàn cảnh; không nên sử dụng tùy tiện bởi có thể khiến người đọc, người nghe hiểu sai ý hoặc gây ra cảm giác khiếm nhã, bất lịch sự; để lại ấn tượng xấu với người nghe. Nhất là khi nói chuyện với người lớn tuổi bạn nên hạn chế dùng câu rút gọn.

Ví dụ:

Cách rút gọn khiến câu cụt ngủn, mất lịch sự

+ Con đã ăn cơm chưa? – Chưa

Ở đây bạn cần phải trả lời đầy đủ là “ Con chưa” hoặc lễ phép hơn nữa là “Con chưa ạ” hoặc “Dạ, con chưa ạ”.

+ Bài kiểm tra Văn cuối kỳ con được mấy điểm? – 7 điểm

Bạn cần trả lời là “Con được 7 điểm” hoặc “ Bài thi của con được 7 điểm ạ”. Cách trả lời như vậy mới thể hiện được sự lễ phép, lịch sự với người lớn tuổi hơn mình.


3. Cách dùng

Cách dùng câu rút gọn: không sử dụng tùy tiện, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:

– Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.

– Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.

Ví dụ:

– Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?

– 7 điểm

Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.


Một số lưu ý khi rút gọn câu

+ Dù rút gọn câu, bạn cũng không nên quá lạm dụng, khiến cho người nghe, người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai vấn đề mà mình muốn truyền tải.

+ Việc rút gọn câu nếu không khéo sẽ khiến câu nói vô duyên cho người nghe cảm thấy khó chịu.


4. Phân loại câu rút gọn

Câu rút gọn được chia thành 3 kiểu phố biến là: rút gọn chủ ngữ, rút gọn vị ngữ, rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ.

Để có thể hiểu rõ hơn về những kiểu rút gọn này, hãy tham khảo ngay những ví dụ sau:

Câu rút gọn bộ phận chủ ngữ

Hiểu đơn giản là câu đã được thu gọn chủ ngữ khi sử dụng.  

Ví dụ:

A: Mấy giờ bạn đi ăn?

B: 12 giờ 

Ở đây, trong câu trả lời của B thành phần chủ ngữ đã bị rút gọn. Câu trả lời đầy đủ sẽ phải là: “12 giờ tớ đi ăn”

Câu rút gọn bộ phận vị ngữ

Là câu mà thành phần vị ngữ đã bị rút ngắn khi giao tiếp.

 Ví dụ:

A: Sáng nay ai là người trực nhật lớp?

B: Tớ

Trong câu trả lời của B chỉ được giữ lại phần chủ ngữ, vị ngữ bị lược bỏ. Câu đầy đủ sẽ là: “Tớ là người trực nhật nhé”.

Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ

Là những câu mà cả thành phần chủ ngữ, vị ngữ đều bị lược bỏ. 

 Ví dụ:

A: Cậu thường đi ngủ lúc mấy giờ?

B: 23 giờ

Trong câu trả lời của B ở ví dụ trên thì cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ đều được lược bỏ, chỉ phần trạng ngữ là được giữ lại. Câu đầy đủ là: “ 23 giờ tớ sẽ đi ngủ”.

icon-date
Xuất bản : 11/11/2021 - Cập nhật : 11/11/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads