logo

Mục đích chủ yếu nhất của xuất khẩu tư bản là gì?

icon_facebook

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi Mục đích chủ yếu nhất của xuất khẩu tư bản là gì? cùng với kiến thức mở rộng về xuất khẩu tư bản là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.


Trả lời câu hỏi: Mục đích chủ yếu nhất của xuất khẩu tư bản là gì?

- Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính ra toàn thế giới. 

- Tuy nhiên, việc xuất khẩu tư bản, về khách quan có những tác động tích cực đến nền kinh tế các nước nhập khẩu.

- Như thúc đẩy quá trình chuyển kinh tế tự cung tự cấp thành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về xuất khẩu tư bản nhé!


Kiến thức tham khảo về xuất khẩu tư bản.


1. Xuất khẩu tư bản là gì?

- Khái niệm Xuất khẩu tư bản:

+ Khái niệm xuất khẩu tư bản xuất hiện vào giữa thế kỷ 19, đi kèm với việc đầu tư quy mô lớn và cướp bóc thuộc địa của các nước phát triển. Lần đầu tiên Marx đưa ra khái niệm xuất khẩu tư bản, ông chỉ ra rằng xuất khẩu tư bản là việc các nước tư bản đầu tư hoặc cho các nước khác vay nhằm thu được lợi nhuận cao bằng cách sử dụng tư bản thừa. Học thuyết Tư bản của Marx cho thấy bản chất của xuất khẩu tư bản ở các nước phát triển và tác động của nó đối với nền kinh tế thế giới. Marx cho rằng xuất khẩu tư bản là kết quả của việc tư bản theo đuổi giá trị thặng dư và sản phẩm xã hội hóa tư bản chủ nghĩa.

Mục đích chủ yếu nhất của xuất khẩu tư bản là gì?

- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì:

+ Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một số "tư bản thừa" tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở trong nước.

+ Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại rất thiếu tư bản, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.

- Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

+ Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn của công ty nước ngoài.

+ Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay.


2. Nguyên nhân hình thành

- Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã tích luỹ được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng "thừa tư bản". 

- Tình trạng thừa này không phải là thừa tuyệt đối, mà là thừa tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước. 

- Tiến bộ kĩ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỉ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở những nước kém phát triển về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệu và nhân công giá rẻ nhưng lại thiếu vốn và kĩ thuật.

- Do tập trung trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyền.


3. Bản chất của xuất khẩu tư bản

- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Lênin khẳng định rằng, xuất khẩu tư bản khác về nguyên tắc với xuất khẩu hàng hóa và là quá trình ăn bám bình phương. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến vì:

+ Một là, trong một số ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng lớn tư bản kếch xù và một bộ phận đã trở thành “tư bản thừa” do không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao ở trong nước.

+ Hai là, khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng lại rất thiếu tư bản. Các nước đó giá ruộng đất lại tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao.

+ Ba là, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế – xã hội càng gay gắt.

- Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2022 - Cập nhật : 17/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads