logo

Mùa xuân được tác giả cảm nhận từ những màu sắc, âm thanh như thế nào?

"Mùa xuân chín" lúc thì dạt dào, lúc lại dịu dàng lắng đọng trong tâm hồn người thi sĩ. Có lúc vội vã, có lúc mênh mang, như đang lắng hồn mình vào xuân của người lữ khách yêu xuân, cùng khát khao giao cảm với hương sắc, với làng quê thân thương nơi mảnh đất miền Trung. Sau đây, mới quý thầy cô và các bạn cùng tìm hiểu trong thi phẩm “Mùa xuân chín”, Mùa xuân được tác giả cảm nhận từ những màu sắc, âm thanh như thế nào?


Bài thơ Mùa xuân chín

"Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

Hổn hển như lời của nước mây,

Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,

Nghe ra ý vị và thơ ngây...

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:

- “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”


Mùa xuân được tác giả cảm nhận từ những màu sắc, âm thanh như thế nào?

Mùa xuân được tác giả cảm nhận từ những màu sắc, âm thanh như thế nào?

"Mùa xuân chín" là một bức hoạ bình dị, giản đơn nhưng sáng bừng lên ánh nắng và ngào ngạt hương thơm của vùng thôn quê. Bài thơ cho thấy tình cảm dạt dào của Hàn Mặc Tử với quê hương đất nước, đồng thời cũng cho thấy bút pháp tài tình và hồn thơ phong phú của ông. Vậy trong bài thơ “mùa xuân được tác giả cảm nhận từ những màu sắc, âm thanh như thế nào?”.

- Mùa xuân được miêu tả bằng âm thanh và màu sắc tươi đẹp đặc trưng của mùa xuân. 

+ Bức tranh có màu vàng của nắng phủ trên đôi mái nhà tranh, màu biếc của áo, màu xanh rợn của cỏ và màu của bờ sông trắng, màu của nắng chang chang. 

+ Cùng với đó, bức tranh cũng có âm thanh sột soạt của làn gió lùa qua tà áo, âm thanh của tiếng hát của các thôn nữ trên đồi và tiếng ca trên lưng núi.

icon-date
Xuất bản : 24/05/2022 - Cập nhật : 14/08/2023