logo

Một trong những nội dung về khái niệm biên giới quốc gia là gì?

Câu hỏi: Một trong những nội dung về khái niệm biên giới quốc gia là gì?

a. Là đường lãnh thổ của một quốc gia

b. Là giới hạn ngoài của mặt đất quốc gia

c. Là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia

d. Là mặt phẳng giới hạn không gian của một quốc gia

Trả lời:

Đáp án c. Là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia

Một trong những nội dung về khái niệm biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia

Một trong những nội dung về khái niệm biên giới quốc gia là gì?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia nhé!


I- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia


1. Lãnh thổ quốc gia

a. Khái niệm lãnh thổ quốc gia

  Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như trong lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định

b. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia

Vùng đất: Gồm phần đất lục địa, các đảo và các quân đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

Vùng nước: Vùng nước quốc gia là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.

Vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia.Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo dài tới tận tâm trái đất.

Vùng trời: là khoảng không bao trùm lên vùng đất vá vùng nước của quốc gia.

  Vùng lãnh thổ đặc biệt: Tàu thuyền ,máy bay ,các phương tiện mang cờ dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia ...,hoạt động trên vùng biển quốc tế, vùng nam cưc, khoảng không vũ trụ... ngoài phạm vi lãnh thổ qốc gia minh được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia.


2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

a. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia

   Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.

b. Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia:

   Quốc gia có quyền tự lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng cư dân sồng trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngoài.

   Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế, xã hội phù hợp với đặc điểm quốc gia.Các quốc gia khác các tổ chức quốc tế phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó.

  Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ.

  Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình.

  Quốc gia thực hiện quyền tài phán(xét xử) đối với những người thuộc phạm vi lãnh thổ của mình( trừ những trường hợp pháp luật quốc gia , hoặc điều ước quốc tế ma quốc gia đó tham gia là thành viên có quy định khác).

Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp đối với những Công ty đầu tư trên lãnh thổ mình.

Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh tổ quốc gia theo nguyên tắc chung quốc tế,có quyền thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh


II. Bảo vệ biên giới quốc gia nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


1. Một số quan điểm của Đảng và nhà nước CHXN chủ nghĩa VN về bảo vệ biên giới quốc gia

  Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm

   Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nghiệm cảu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân

   Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới

   Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình

   Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt để quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia


2. Nội dung cơ bản xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam

a. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia:

   Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia...xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

b. Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia:

   Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ giới quốc gia:

   Quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới , vượt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực giới.

   Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện:

   Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ giới quốc gia

   Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới , biển, đảo của Tổ quốc

c. Trách nghiệm của công dân

   Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

   Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của Nhà nước

   Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc

  Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

icon-date
Xuất bản : 24/02/2022 - Cập nhật : 24/02/2022