logo

Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình”

icon_facebook

Thủ đoạn Diễn biến hoà bình ngày càng tinh vi và khó nắm bắt, chúng tấn công nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, chúng đã tiến hành nhiều thủ đoạn khác nhau để chống phá nhà nước. Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Câu hỏi: Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình”: 

A. Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. 

B. Khích lệ kinh tế 100% vốn nước ngoài phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. 

C. Khích lệ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. 

D. Khích lệ kinh tế tư bản Nhà nước phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A. Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. 

Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án A

Chiến lược “Diễn biến hòa bình” là chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới mà không cần đến chiến tranh. Vì vậy, chiến lược DBHB là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước xã hội tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa chế độ chính trị - xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản do Mỹ thao túng, bá quyền.

Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Mục tiêu của chiến lược “diễn biến hòa bình” là nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu. Để đạt được mục đích đó, các thế lực thù địch đặt ra những mục tiêu cụ thể như: (1) Xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, thay thế bằng hệ tư tưởng tư sản; (2) Âm mưu thực hiện “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” trong các nước xã hội chủ nghĩa; (3) Gây mâu thuẫn nội bộ, phá vỡ sự đồng thuận xã hội và khi có thời cơ thì lôi kéo, tiến hành bạo loạn chính trị; (4) Làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến tới chi phối, lũng đoạn, khống chế kinh tế trong các nước xã hội chủ nghĩa; (5) Chuyển hoá văn hoá, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa theo “giá trị Mỹ”, phương Tây; (6) Thực hiện âm mưu “phi chính trị hoá” để “vô hiệu hoá” quân đội trong các nước xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, chúng đã tiến hành nhiều thủ đoạn khác nhau để chống phá nhà nước. Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Cùng với chống phá về chính trị, các thế lực thù địch đã tập trung phá hoại ta trên lĩnh vực kinh tế, coi đó là mũi nhọn trong thực hiện chiến lược DBHB ở Việt Nam. Chúng xuyên tạc những quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; tuyên truyền cho tính ưu việt của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN). Các thế lực thù địch tìm mọi cách tác động nhằm chuyển hóa hệ thống pháp luật kinh tế, đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá nền kinh tế. Từ thủ đoạn “bao vây, cấm vận” (sau 30-4-1975) không thành công, chúng buộc phải chuyển sang gỡ bỏ cấm vận. Song, chúng lại lợi dụng “bình thường hoá quan hệ”, xúc tiến và trao đổi thương mại, đầu tư phát triển..., lợi dụng các công cụ kinh tế như tài chính, tiền tệ, ngân hàng, tín dụng, thuế quan, bảo hiểm..., các thiết chế thương mại, tài chính, tiền tệ quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)... để gây sức ép, nhằm chuyển hóa nền kinh tế Việt Nam theo con đường TBCN. Chúng sử dụng “mồi nhử” viện trợ, cho vay, đầu tư nước ngoài... kèm theo điều kiện chính trị, gắn với những đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ ta. Chúng hạ thấp, phủ nhận vị trí, vai trò của sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và thành phần kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể; khuyến khích cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo hướng tư nhân hóa, hỗ trợ phát triển sở hữu tư nhân và khu vực kinh tế tư nhân, tạo môi trường kinh tế có lợi cho chủ nghĩa tư bản (CNTB). Chúng còn dùng tiền bạc, thông qua các chương trình đào tạo, huấn luyện để mua chuộc, lôi kéo, làm tha hoá đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trong bộ máy nhà nước ta.

>>> Tham khảo: Liên hệ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ?

icon-date
Xuất bản : 24/08/2022 - Cập nhật : 25/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads