logo

Một trong những chức năng của thị trường là

Thị trường là thuật ngữ trong kinh doanh, là môi trường mà các giao dịch mang tính chất thương mại hoạt động. Thị trường sẽ xuất hiện khi việc mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán được diễn ra hay còn được biết đến như là nơi kết hợp giữa khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.


Trắc nghiệm: Một trong những chức năng của thị trường là?

A. Kiểm tra hàng hóa.

B. Trao đổi hàng hóa.

C. Thực hiện.

 D. Đánh giá.

Trả lời

Đáp án đúng: C. Thực hiện

Thị trường có chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

Giải thích lý do chọn đáp án C

Các chức năng của thị trường là:

- Chức năng thực hiện :

- Chức năng thừa nhận :

- Chức năng điều tiết, kích thích :

- Chức năng thông tin


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi về chức năng của thị trường


1. Định nghĩa thị trường

Một trong những chức năng của thị trường là

Thị trường là thuật ngữ trong kinh doanh, là môi trường mà các giao dịch mang tính chất thương mại hoạt động.

Thị trường sẽ xuất hiện khi việc mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán được diễn ra hay còn được biết đến như là nơi kết hợp giữa khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.


2. Thị trường hình thành bởi các yếu tố nào?

Chủ thể tham gia thị trường

Chủ thể ở đây có thể là cá nhân hay tổ chức có hành vi và năng lực pháp luật thực hiện hoạt động giao dịch. Cụ thể hơn là những người mua, người bán hoặc người có nhiệm vụ quản lý và giám sát thị trường.

Khách thể thị trường

Là hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm hoặc vốn, sức lao động… thứ chủ thể thị trường hướng đến. Tất cả tài sản giao dịch dù là tiền tệ, thực phẩm, lương thực… hay thương hiệu, bản quyền… đều trở thành một phần của thị trường.

Giá cả thị trường

Giá cả thị trường được hình thành dựa trên cung cầu của hàng hóa. Nếu cùng vượt cầu giá hàng hóa giảm, người lại cầu vượt cung thì giá sẽ tăng.

>>> Xem thêm: Các nhân tố cơ bản của thị trường


3. Đặc điểm các loại thị trường:

a. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Một trong những chức năng của thị trường là

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là dạng thị trường mà trên đó nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động, đồng thời mỗi doanh nghiệp không có khả năng chi phối hay ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Một thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo khi nó thỏa mãn các điều kiện sau đây:

– Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.

Số người bán, mua được gọi là nhiều, khi những giao dịch bình thường của một người mua hoặc một người bán không ảnh hưởng gì đến giá mà ở đó các giao dịch được thực hiện (không có hiện tượng kiểm soát giá).

– Toàn bộ sản phẩm đồng nhất, có thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo

Nếu điều này không được đảm bảo, một khi doanh nghiệp cung ứng ra thị trường một loại sản phẩm khác biệt so với các đối thủ, nó ít nhiều vẫn có thể ảnh hưởng đến giá cả. Khi đó thị trường không còn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

– Tất cả người mua, người bán đều có thông tin đầy đủ về thị trường (giá cả, chất lượng hàng hóa,…)

Đây cũng là một điều kiện để buộc mỗi doanh nghiệp phải chấp nhận giá chung trên thị trường.

– Các doanh nghiệp không bị cản trở, được tự do ra nhập hoặc rút lui ra khỏi ngành.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở mỗi thời điểm, mỗi người đều phải được tự do trở thành người mua hoặc người bán, được tự do gia nhập thị trường và được trao đổi ở mức giá như những người trao đổi hiện hành. Tương tự, nó không đòi hỏi có trở ngại nào ngăn không cho một người nào đó thôi không là người mua hoặc người bán trong thị trường và vì thế rút ra khỏi thị trường.

Ngoài những điều kiện đặc trưng riêng biệt trên, thì thị trường cạnh tranh hoàn hảo còn có các đặc điểm sau:

– Đường cầu mà doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đối diện là một đường nằm ngang

Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá, một mặt nó có thể bán được tất cả hàng hóa mà mình sản xuất ra với mức giá hiện hành trên thị trường, mặt khác sự tăng, giảm sản lượng của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến mức giá chung này. Cần phân biệt đường cầu thị trường  với đường cầu mà mỗi doanh nghiệp cụ thể phải đối mặt.

– Tại mọi mức sản lượng, doanh thu biên mà doanh nghiệp thu được luông không đổi và bằng mức giá (MR=P).

Trong phạm vi quy mô sản lượng của mình, việc một doanh nghiệp độc lập tăng, giảm sản lượng không làm mức giá chung trên thị trường thay đổi; do đó, doanh thu mà nó thu thêm được khi sản xuất và bán ra thêm một đơn vị sản phẩm chính bằng mức giá đó. Điều này đúng ở mọi điểm sản lượng.

b. Thị trường độc quyền thuần túy

Thị trường độc quyền là loại thị trường mà ở đó có một doanh nghiệp hoạt động và cung ứng một hàng hóa duy nhất, về cơ bản không có mặt hàng thay thế. Ví dụ, điện thoại là sản phẩm độc quyền có chức năng truyền đạt thông tin, điện dùng để thắp sáng và xem vô tuyến…

Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền:

– Bằng sáng chế (bản quyền): Một hãng có thể thu được vị trí độc quyền nhờ có được bản quyền đối với sản phầm hoặc quy trình công nghệ nhất định.

– Kiểm soát các yếu tố đầu vào: Một hang có thể trở thành độc quyền khi nó kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra một sản phẩm nào đó.

– Quy định của Chính phủ: Chính phủ có thể ủy thác cho một hãng nào đó quyền được bán hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.

– Độc quyền tự nhiên: Một số ngành sản xuất có tính kinh tế của quy mô. Điều đó có nghĩa là khi quy mô tăng lên thì chi phí bình quân sẽ giảm xuống. Tính kinh tế  của quy mô cho phép một hãng lớn có lợi thế hơn các hãng nhỏ. Và do vậy, tính kinh tế  của quy mô sẽ là “Hàng rào tự nhiên” đối với việc xâm nhập thị trường.

Thị trường độc quyền có những đặc điểm sau:

– Do doanh nghiệp độc quyền là nhà sản xuất duy nhất nên đường cầu dốc xuống mà doanh nghiệp đối diện cũng chính là đường cầu thị trường

– Trong điều kiện độc quyền để bán được số lượng hàng hóa nhiều hơn thì giá bán sẽ giảm xuống theo quy luật cầu. Vì lượng hàng hóa được bán thêm chỉ khi giá hạ nên doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán ở mọi sản lượng

– Do không có đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền thường có quyền lực thị trường lớn.

– Để tìm kiếm thêm lợi nhuận, trong trường hợp người tiêu dùng khó có khả năng chuyển nhượng hàng hóa cho nhau, doanh nghiệp độc quyền có thể áp dụng chiến lược phân biệt đối xử về giá

c. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

* Cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền là một thị trường trong đó có nhiều hãng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ, nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm soát một cách độc lập đối với giá cả của họ

Thị trường cạnh tranh độc quyền có 2 đặc trưng then chốt

– Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán các sản phẩm phân biệt(đã được làm khác đối với sản phẩm của các doanh nghiệp khác). Các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao, nhưng không phải thay thế hoàn hảo. Nói cách khác, độ co dãn của cầu theo giá chéo là coa nhưng không phải vô cùng.

– Có sự tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Doanh nghiệp mới gia nhập thị trường tương đối dễ dàng và các doanh nghiệp ở trong ngành rời bỏ cũng tương đối dễ dàng nếu các sản phẩm của họ trở nên không có lãi

– Trong cạnh tranh độc quyền mỗi hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau do đó đường cầu đối với từng hãng là đường nghiêng dốc xuống dưới về phía bên phải. Nghĩa là nếu hãng nâng giá lên đôi chút thì hãng sẽ mất đi một ít khách hàng chứ không phải toàn bộ và ngược lại nếu hãng giảm giá đi một chút thì hãng sẽ thu được thêm một ít khách hàng chứ không phải là toàn bộ khách hàng của đối thủ. Một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất mức sản lượng tai đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên.

* Độc quyền tập đoàn

Độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó một vài hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Đặc điểm:

– Một đặc điểm của độc quyền tập đoàn là cản trở đối với xâm nhập và rút khỏi thị trường là tương đối lớn (có thể là vốn, công nghệ sản xuất)

– Sự phụ thuộc lẫn nhau của các hãng tham gia thị trường này là đặc điểm nổi bật nhất. Mỗi hãng này xây dựng chính sách đều chú ý đến hành vi của các đối thủ. Vì thị trường độc quyền tập đoàn bao gồm một số ít hãng do đó mỗi sự thay đổi về giá, sản lượng của một hãng sẽ tức khắc dẫn đến sự thay đổi của các hãng đối thủ.

– Trong thị trường độc quyền tập đoàn vài hãng chia nhau phần lớn lượng cung của thị trường. Tuy nhiên tất cả mọi hãng đều muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn, chiếm được tỉ trọng lớn hơn và chính điều đó dẫn đến sự gãy khúc của đường cầu.

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 04/06/2022