logo

Một trong các đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu là?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Một trong các đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu là?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về lãnh địa phong kiến do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Một trong các đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu là? 

A. Có quyền cai trị lãnh địa mình như một ông vua

B. Thời bình họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa..

C. Một đơn vị kinh tế, chính trị biệt lập

D. Là những người sản xuất chính trong xã hội

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Là một đơn vị kinh tế, chính trị biệt lập

Một trong các đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu là một đơn vị kinh tế, chính trị biệt lập.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về lãnh địa phong kiến nhé!


Kiến thức tham khảo về Lãnh địa phong kiến


1. Lãnh địa phong kiến là gì?

– Lãnh địa phong kiến là một khu đất khá rộng. Bao gồm nhiều phần đất ví dụ như: Ruộng đất của nông dân cày cấy, đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi hay sống,… Bên cạnh đó có thể kể đến lâu đài, dinh thự, lâu đài, nhà thờ, thông xóm của nông dân như một đất nước thu nhỏ hay còn gọi là một đơn vị riêng biệt và đóng kín, tự cung và tự cấp.

– Đất lãnh địa chia thành hai loại là đất thái ấp và đất phần. Đất thái ấp là những vùng đất rất tốt thuộc sở hữu của lãnh chúa. Đất phần là những phần đất còn lại là vùng đất mà lãnh chúa sẽ thực hiện việc phân chua cho nông nô hoặc thuê để cày cấy để thu tô thuế để cày cấy để thu tô thuế từ nông nô.

Một trong các đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu là?

2. Đời sống trong lãnh địa

- Lãnh chúa:

+ Xây dựng những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh, trong đó có dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại,...

+ Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy,... lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô, thuế.

+ Các lãnh chúa thì không bao giờ phải lao động, suốt ngày chỉ luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, rực rỡ ánh đèn, nến. Họ đối xử tàn nhẫn với nông nô.

- Nông nô:

+ Phải nộp tô rất nặng, có khi tới 1/2 sản phẩm thu được.

+ Nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản,... 

+ Bị lãnh chúa đối xử tàn nhẫn. Vì thế, nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa phong kiến.


3. Đặc trưng của lãnh địa phong kiến 

* Đặc trưng về kinh tế

Lãnh địa phong kiến chính là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên tự cung – tự cấp:

- Nông nô sẽ là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa, bị lệ thuộc vào lãnh chúa, được lãnh chúa phân chia đất và phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.

- Cùng với sản xuất lương thực thì trong lãnh địa còn phát triển các ngành kinh tế như dệt vải, rèn vũ khí,… để nuôi sống xã hội.

- Bên trong lãnh địa không có sự trao đổi với bên ngoài, trừ các mặt hàng trong lãnh địa không thể tự sản xuất như muối, tơ lụa, sắt, đồ trang sức,… Việc mua bán với bên ngoài lãnh địa không đậm nét và không thường xuyên.

* Đặc trưng về chính trị

Chế độ phong kiến thời này gọi là chế độ phong kiến phân quyền và mỗi lãnh địa sẽ là một đơn vị chính trị độc lập bởi các lý do sau:

Lãnh chúa giống như vua đứng đầu một lãnh địa

- Mỗi lãnh chúa giống như một vị vua, đứng đầu cả nước, không có quyền hành tập trung.

- Mỗi lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tài chính, quân đội, thuế khóa riêng,… không ai được can thiệp vào lãnh địa của từng lãnh chúa.

- Mỗi lãnh địa phong kiến được xây dựng vững chắc, là một pháo đài bất khả xâm phạm với hào sâu và kị sĩ bảo vệ,…

* Đặc trưng về xã hội

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu trong mỗi lãnh địa là lãnh chúa và nông nô. Đời sống giữa 2 giai cấp có sự khác nhau riêng biệt. Cụ thể là:

- Đời sống lãnh chúa: Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, vô cùng sung sướng với việc cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng,… dựa trên bóc lột tô thuế và bóc lột sức lao động của nông nô.

- Đời sống nông nô: Đây chính là lực lượng chính trong sản xuất của các lãnh địa bị gắn chặt đời sống và lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa. Nông nô thường không có ruộng đất, sẽ nhận ruộng đất phần của lãnh chúa để sản xuất. Phải thực hiện địa tô lao dịch, các hoa lợi thu được trên vùng đất thái ấp do nông nô sản xuất phải nộp hoàn toàn cho lãnh chúa.


4. Sự hình thành lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa phong kiến

– Nguyên nhân hình thành do những chính sách của người Giéc–man:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới;

+ Thủ lĩnh tự xưng vua và phong tước vị: công tước, bá tước, nam tước…

+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô – ma cũ rồi chia cho nhau;

+ Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu ki – tô giáo;

+ Xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng của nông dân.

– Từ những chính sách của người Giéc–man đã dẫn đến kết quả sau:

+ Các tầng lớp mới được hình thành như quý tộc vũ sĩ (xuất phát từ bộ phận người Giéc–man sau khi chiếm được ruộng đất, đế quốc thực hiện việc tự xưng vua, tự phong cho mình các tước vị), quý tộc tăng lữ (từ bộ phận từ bỏ tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu ki – tô giáo), quan lại có đặc quyền và giàu có. Các tầng lớp mới này trở thành một tầng lớp gọi là lãnh chúa có nhiều quyền và ruộng đất trong tay.

+ Nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô và sống lệ thuộc vào lãnh chúa.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022

Tham khảo các bài học khác