logo

Một học sinh khi đưa tiêu bản tế bào vảy hành lên quan sát thì không nhìn được hình dạng của tế bào. Theo em, bạn đó có thể đã làm sai bước nào trong quy trình trên?

icon_facebook

Câu hỏi: Một học sinh khi đưa tiêu bản tế bào vảy hành lên quan sát thì không nhìn được hình dạng của tế bào. Theo em, bạn đó có thể đã làm sai bước nào trong quy trình trên?

Lời giải:

Theo em, bạn đó có thể làm sai bước 1,2 hoặc 3, cụ thể như sau

Bước 1: Lấy quá ít hoặc quá nhiều mẫu thì cũng sẽ không thể quan sát được.

Bước 2: Thời gian nhuộm quá ngắn 

Bước 3: Trong quá trình rửa mẫu khi không cẩn thận sẽ rửa trôi mẫu đi luôn.

Một học sinh khi đưa tiêu bản tế bào vảy hành lên quan sát thì không nhìn được hình dạng của tế bào. Theo em, bạn đó có thể đã làm sai bước nào trong quy trình trên?

Tìm hiểu hình dạng tế bào và kích thước tế bào

Hiện nay, với sự phát triển khoa học rất phát triển, các loại tế bào mới được phát hiện, vì thế các tìm kiếm liên quan đến hình dạng tế bào ngày một tăng lên. Vậy tế bào trong cơ thể có những hình dạng nào?

Tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau: hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (hồng cầu), hình trụ (tế bào lót xoang mũi), hình sợi (tế bào cơ), hình sao nhiều cạnh (tế bào xương, tế bào thần kinh),….

Ở các loài khác nhau, tế bào có kích thước khác nhau. Độ lớn trung bình của tế bào nằm trong khoảng 3 – 30μm. Có những tế bào rất nhỏ, như tế bào vi khuẩn có kích thước từ 1 – 3μm, nhưng cũng có những tế bào rất lớn có thể nhìn thấy được như trứng gà, trứng vịt,… và tế bào có kích thước lớn nhất là trứng đà điểu có đường kính khoảng 17,5cm.

Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau? – Mỗi tế bào đều có những tính chất và chức năng khác nhau, bởi vậy nên chúng có hình dạng và kích thước khác nhau để có thể thực hiện các chức năng của mình.

icon-date
Xuất bản : 29/07/2022 - Cập nhật : 23/11/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads