Kiến thức về khởi nghĩa Ba Đình: Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình, Diễn biến của khởi nghĩa giúp các bạn học tập tốt môn lịch sử.
- Cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa), do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy.
- Nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ vững chắc. Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 mét đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu.
- Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.
- Điểm mạnh:
+ Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê tạo thành thế chân kiềng, có thể phối hợp hỗ trợ nhau trong chiến đấu.
+ Hệ thống giao thông thuận lợi, dễ dàng đi lại.
+ Địa thế thuận lợi để xây dựng một chiến tuyến phòng thủ kiên cố: phía ngoài là ruộng lúa, lũy tre dày, vùng ngập nước, bên trong là làng xóm, công sự.
+ Là cứ điểm được xây dựng công phu, có khả năng phòng thủ tốt, đảm bảo cho nghĩa quân có thể tác chiến linh hoạt và hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất có thể xảy ra.
- Điểm yếu: căn cứ Ba Đình dễ bị cô lập, khó ứng cứu, không thể sử dụng cách đánh du kích, chỉ có thể đánh công kiên.
*Diễn biến
- Năm 1886, cứ điểm Ba Đình được xây dựng, do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy.
- Nghĩa quân chặn đánh các đoàn vận tải của địch, và tập kích các toán lính trên đường hành quân.
- Tháng 12-1886, 500 quân Pháp tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.
- Ngày 6-1-1887, Pháp huy động 2 500 quân, có pháo binh yểm trợ, bao vây căn cứ. Khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ , nghĩa quân đã anh dũng cầm cự trong suốt nhiều ngày đêm để đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc .
- Đêm 20-1-1887, nghĩa quân rút lên Mã Cao. Sáng 21-1, quân Pháp chiếm được căn cứ.
- Cuối cùng để kết thúc cuộc vây hãm quân giặc nên quân ta liều chết xông vào chúng phun dầu, thiêu trụi các lũy tre , triệt hạ và xóa tên ba làng trên bản đồ hành chính .
* Kết quả: nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao thuộc Miền Tây Thanh Hóa, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.
*Ý nghĩa:
- Tuy cuộc khởi nghĩa Ba Đình không giành được thắng lợi vì chênh lệch quân số, vũ khí giữa 2 bên quá chênh lệch. Thế nhưng quân dân vẫn đánh giá cao ý chí vùng lên đánh lại ách áp bức, bóc lột nặng nề của bọn thực dân. Để cho chúng thấy nhân dân ta không bạc nhược, bằng lòng cho chúng dễ dàng xâm chiếm lãnh thổ.
- Khởi nghĩa Ba Đình thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh sôi sục trong lòng người dân ở khắp mọi nơi, là tiền đề mở ra nhiều cuộc kháng chiến về sau. Chưa khi nào người dân ta ngừng chiến đấu giành lấy độc lập, tự do.
- Chính người Pháp cũng phải thừa nhận rằng cuộc tấn công căn cứ Ba Đình vô cùng vất vả và thiệt hại nhiều. Khiến quân đội Pháp mệt và tổn thất, phải mất nhiều thời gian khôi phục lại và giảm bớt ưu thế tại lãnh thổ nước ta. Sau này chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn tên Ba Đình để đặt cho quảng trường Ba Đình. Chính là nơi đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.