logo

Mở bài Từ ấy (Top 4 bài mẫu)

Nhà văn M.Gorki đã từng có câu: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Điều này không còn gì phải bàn cải, dù là trong văn học, âm nhạc hay bất cứ một điều gì thì phần mở đầu luôn là cái quan trọng để quyết định phần nhiều tạo ấn tượng, cuốn hút người ta đến với phần nội dung tiếp theo. Để làm ra một bài văn, hầu như các bạn học sinh thường lăn tăn, bối rối trong cách dẫn dắt vào đề, cho ra một mở bài thú vị mà làm tốn của các bạn khá nhiều thời gian. Do vậy, thân gửi đến các bạn học sinh một vài gợi ý hay ho, hấp dẫn, bổ ích từ mở bài mẫu của bài thơ “Từ ấy” bên dưới đây có lẽ các bạn sẽ cần đến nó. Chúc các bạn sẽ thành công với những bài văn của mình.

Mở bài Từ ấy | Top 4 dạng mở bài hay nhất


Mở bài Từ ấy - Bài mẫu 1

“Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy.” (Phạm Văn Đồng). Vâng, thơ ca không đơn thuần chỉ là một bài viết với rất nhiều chữ cái hợp vần, hợp thanh mà nội dung truyền tải thì sáo rỗng, nhạt nhẽo mà nó chính là một tác phẩm nghệ thuật mà nhà thơ chính là những người nghệ sĩ tài tình. Viết văn, tạo thơ trước tiên ở người nghệ sĩ cần có con mắt sâu sắc, tinh tế với đời, chất thơ được lấy cảm hứng từ những điều xung quanh cuộc sống này và điểm đặc biệt để tạo điểm nhấn giữa mỗi nhà văn, nhà thơ chính là một phong cách nhà văn mang cái nhụy của riêng mình. Tố Hữu, cái tên đi liền cùng những bài thơ tình yêu lãng mạn, một nhà thơ của Cách Mạng luôn để lại dấu ấn ở những triết lí sâu sắc, có lí tưởng truyền cảm hứng cao đẹp. Những ngày đi theo tiếng gọi của “mặt trời chân lí Cách Mạng” của Tố Hữu có thể được khái quát một phần qua sản phẩm đã rất thành công đó chính là “Từ ấy”.


Mở bài Từ ấy - Bài mẫu 2

“Trong thơ Tố Hữu, nét nổi bật đáng quý là sự nhất trí. Nhất trí giữa đời sống và nghệ thuật. Nhất trí giữa tình cảm, tư tưởng và hành động. Nhất trí giữa con người với thời đại, với tập thể”. Có thể nói nhà văn hóa bật thầy Đặng Thai Mai nhận xét về thơ và con người của thi sĩ Tố Hữu thật rất chân tình. Nhà thơ Tố Hữu, cây đại thụ đi đầu trong nền thơ ca Cách Mạng Việt Nam, ông đi theo tiếng gọi của Tổ quốc rồi nảy nở bao điều đẹp đẽ, chân lí sâu sắc bừng tỉnh cùng một tình yêu trọn vẹn cho đất nước, chính sự giản dị, có vẻ khô khan nhưng cũng vì thế mà thu hút lúc nào không hay những thế hệ người tiếp nhận tìm về vần thơ của Bác để thấy sự thanh cao, bao suy tưởng lớn lao, cao đẹp. Sự nghiệp văn chương của nhà thơ một phần gây ảnh hưởng chính là ở bài thơ “Từ ấy”. Cùng đi sâu vào phân tích bài thơ để hiểu rõ hơn về phong cách thơ, con người và triết lí Tố Hữu muốn truyền đến cho độc giả.


Mở bài Từ ấy - Bài mẫu 3

Tố Hữu đã có một đời trọn vẹn là người cộng sản trung kiên dành cho Tổ quốc, trong văn học thì luôn để lại trong mọi người, trong văn học Việt Nam là một ngòi bút thú vị, đa tài. Ngay từ những ngày khi tuổi đời còn nhỏ, nhà thơ đã gia nhập vào Đảng, đi theo tiếng gọi của mặt trời chân lý, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mang một trái tim sôi sục tình yêu nhân dân, đất nước. Và rồi Tố Hữu đã có sự dung hòa giữa làm thơ và làm cách mạng, làm giàu cho thơ ca của mình bằng việc làm cách mạng, ngược lại thi sĩ làm thơ cách mạng để biến tiếng gọi ấy để xoa diệu, làm mát, thức tỉnh lòng người. Cách Mạng dù có khô khan, chính trị thế nào nhưng khi dòng chảy thơ tình tràn về thì sự cứng nhắc, gai góc kia biến mất thay vào đó thơ tình yêu lãng mạn cách mạng giàu sức sống, chân lí cuộc đời. Bằng những cảm thụ nhạy bén, khả năng diễn đạt mang đến sự đồng cảm nhanh cùng con mắt nhìn đời sâu sắc của năm mười bảy tuổi, “Từ ấy” không hổ danh được công nhận là thi phẩm để đời, đánh dấu phẩm chất, năng lực và mang tầm ảnh hưởng sâu sắc đến người tiếp nhận.


Mở bài Từ ấy - Bài mẫu 4

“Từ ấy” là một bài thơ da diết, nồng nàn của tình yêu đôi lứa, cũng chẳng được tô vẽ bằng những bay bổng của thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, không kiêu sa trong ngôn từ nhưng vẫn đủ giữ người đọc ở lại, mang một sức hút trong việc giác ngộ cách mạng rất lớn. Ở thi sĩ luôn cho người ta thấy công việc viết thơ văn  với ông không phải là trò tiêu khiển qua loa hay cũng chẳng phải để tạo dựng tên tuổi, lấy sự hào nhoáng mà nó là thơ văn của ông đi cùng tháng năm cách mạng, phục vụ lý tưởng cao đẹp cách mạng, đơn giản mà lớn lao vô ngần. Nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ khi còn là một cậu bé mười bảy tuổi nhưng suy nghĩ lại vô cùng sâu rộng, có tầm nhìn, dù chỉ là những lời giải bày chính lòng mình nhưng đâu đó trong thơ mang hình bóng của đất nước, của cách mạng, của chân lí, của tình yêu mà bất cứ ai đọc đều thấm thía, xúc động và nhận ra nhiều chân lí cao đẹp ở đời. Tố Hữu sẽ cho ta thấy rõ nét trái tim đầy yêu thương, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm bằng việc đi sâu phân tích bài thơ “từ ấy”.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021