logo

Mía sâu có đốt nhà dột có nơi có nghĩa gì

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói ý chỉ các nhận định, hiện tượng tự nhiên, tích cách, ước mong của con người. Trong bài viết này Toploigiai sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu câu thành ngữ Mía sâu có đốt nhà dột có nơi có nghĩa gì.


1. Nghĩa của câu thành ngữ “Mía sâu có đốt nhà dột có nơi”

Câu thành ngữ “Mía sâu có đốt nhà dột có nơi ”có ý nghĩa không phải cái gì hư hỏng tất cả, không phải mọi người đều xấu: Chúng ta không nên vơ đũa cả nắm, mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, trong số ấy có người xấu thật, nhưng cũng có không ít người tốt. Trong xã hội có người xấu, người tốt, tùy nơi chỗ bị hư hỏng.


2. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến câu “Mía sâu có đốt nhà dột có nơi”

- Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn

- Chợ có hàng rau, hàng vàng

- Trăm hột cơm có hột vãi, hột rơi

- Trưởng giả còn thiếu chã nấu ăn

- Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho

- Ai uốn câu cho vừa miệng 


3. Một số mẫu phân tích ý nghĩa của câu thành ngữ “Mía sâu có đốt nhà dột có nơi”

Mẫu 1

Trong cuộc sống, luôn có hai loại người đó là: người tốt và người xấu. Người tốt thì luôn làm việc tốt, và ngược lại, người xấu thì luôn làm việc xấu.

Người tốt và người xấu dễ phân biệt. có người nhìn nhận về hành động, có người lại về lời nói… Luôn có một điều khác lạ là làm người xấu thì rất dễ mà làm người tốt lại rất khó. Đó có thể chỉ là cách hiểu của người xấu, nhưng một người đã tốt thật sự rồi thì lại thấy làm người tốt không khó. Chính vì thế nên ai đã tốt thì cứ tốt mãi mãi mà ai đã xấu thì cứ xấu mãi mãi. Nhưng cũng không thể nói là người tốt luôn tốt được, khi bị ảnh hưởng của cái xấu mạnh mẽ, họ cũng sẽ thay đổi và có khi còn nguy hiểm hơn nữa là họ không biết mình đang là người xấu, và cũng không thể nói người xấu không thể trở về thành người tốt, điều đó cũng tạm gọi là hi hữu. có người có ý thức, biết việc mình làm là sai, là xấu… thì cũng biết xấu hổ và nghĩ đến lòng tự trọng của mình. Nhưng mấy ai nhận ra được điều đó trong số những người xấu. Đôi khi họ tưởng rằng mình thay đổi là đã muộn hay chỉ đơn giản là họ thấy rất khó. Có khi những người có ý thức tốt khi nhìn thấy những người xấu bản thân mình lại thấy rất gò bó, thấy bất công, nhưng cũng có những người khinh thường, ghét ghê những người xấu. Việc tốt dễ đối với người tốt và ngược lại với những người xấu. Những người sửa đổi, thay đổi thành người tốt là trường hợp khó kiếm tìm những người đó lại có thể nói rằng họ đã có ý thức, quan tâm đến bản thân mình, có trách nhiệm với bản thân mình và người khác.

Người xấu chiếm một phần khá lớn trong xã hội ngày nay, còn những người tốt thì dần giảm xuống. Điều đơn giản là vì việc làm xấu diễn ra mọi nơi, mọi lúc. Tại sao xã hội hãy không kêu gọi người tốt, mọi người đều tốt, cuộc sống tốt, hành vi tốt, cử chỉ tốt và lời nói tốt? Tôi tin rằng nếu mỗi bản thân con người đều có ý thức được mình là con người và người tốt được tất cả mọi người, xã hội yếu mến và xung quanh họ luôn chỉ nhìn thấy, nhận thấy những điều tốt thì bản thân sẽ tốt dần thôi.

Mẫu 2

Chắc hẵn có 1 lần trong đời bạn thường tự hỏi: “Mình có là người tốt hay xấu?”. Câu hỏi này, nếu theo khách quan, bản thân bạn sẽ rất khó trả lời. Nhân cách con người được cho là tốt nếu xã hội đánh giá họ tốt, và ngược lại.

Vậy, thế nào là người tốt và thế nào là người xấu? Không dễ để phân biệt rõ ràng! Nhân cách của một con người cũng không dễ để đánh giá. Thế theo bạn, thế nào là nhân cách. Mình thì nghĩ đơn giản thôi, nhân cách có nghĩa là.. cách làm người. Người tốt sẽ có nhân cách tốt, và ngược lại.. Nhưng không đơn giản là thế. Người tốt có hoàn toàn tốt? Và người xấu có hoàn toàn xấu?

Tốt và xấu là 2 mặt hoàn toàn đối lập nhau, nhưng chúng không triệt tiêu nhau khi sống chung trong một cơ thể con người. Mình không khẳng định là không có người hoàn toàn tốt (và ngược lại), nhưng trước giờ mình chưa thấy ai “hoàn hảo” như thế. Vậy theo mình, người tốt là người biết đưa cái tốt trong mình luôn trội hơn cái xấu, biết sống hướng thiện (tốt > 50%). Ngược lại người xấu là người không thể kiểm soát cái xấu trong mình, và để nó lấn át cái thiện. Nếu bạn là người tốt, người khác sẽ chấp nhận cái xấu của bạn, nhưng bạn cũng phải cố gắng để giảm cái xấu trong mình đến % thấp nhất có thể nhé.​​

Cuộc sống của chúng ta là một không gian đa chiều, chúng không “phẳng” như màn hình Tivi, và cuộc đời không hề giống như một bộ phim.. Khi xem film, bạn sẽ dễ dàng phân biệt 1 người tốt hay xấu. Nhưng trong hiện thực thì không hề đơn giản. Nếu bạn quá đa nghi, bạn sẽ rất khó gặp người tốt; còn nếu bạn quá tin người, bạn sẽ rất khó phát hiện người xấu. Không ai tự đi nói với bạn “tôi là người tốt” cả, nhưng nếu thật sự có người nói với bạn điều đó, bạn có dám tin không? ​

Hãy nhìn tổng thể và đánh giá khách quan một con người, những gì họ đã làm cho bạn, cho mọi người xung quanh, cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và xã hội. Nếu họ có 1 hoặc vài mặt xấu, bạn hãy xem là nó “nghiêm trọng” đến đâu.. Như dẫn chứng bên trên, hút thuốc không đủ để ta đánh giá một con người là xấu; nhưng nếu họ đối xử tàn nhẫn với cha mẹ ruột - người sinh ra họ, bạn có thể xem họ là người tốt được không?​

Trong cuộc sống, khi bạn gặp 1 người “rất xấu”, họ biểu hiện cả ra bên ngoài và không hề che giấu. Bạn hãy thầm cảm ơn họ.. Nghe có vẻ vô lý nhưng nhờ thế mà bạn tránh xa họ, và luôn cảnh giác với những gì họ làm. Mặc khác, còn 1 loại người xấu rất khó phân biệt, họ sống và cư xử như người tốt, nhưng mọi việc họ làm hoàn toàn có mục đích, và mục đích ấy không hề tốt.. Loại người này rất nguy hiểm, bạn có thể đánh giá lầm họ, nhưng khi bạn phát hiện ra điều đó, thì có thể họ đã đạt được mục đích. Thế nên, bạn đừng vội đánh giá một con người chỉ qua một vài mặt nhé.​

Vạn vật trên trái đất đều thay đổi, nhân cách một con người cũng vậy. Theo thời gian, người tốt vẫn sẽ có thể trở thành người xấu, và người xấu thì vẫn có cơ hội để trở thành người tốt. Vậy điều gì làm nên sự thay đổi đó? Theo mình nghĩ là do môi trường sống. Nếu bạn là người xấu, nhưng sống trong 1 môi trường nhiều người tốt, rất có thể bạn sẽ được cảm hóa và dần trong bạn cái xấu bị lấn át.

>>> Tham khảo: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu câu thành ngữ Mía sâu có đốt nhà dột có nơi có nghĩa gì. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt. 

icon-date
Xuất bản : 22/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022