logo

Mắt nhìn được xa nhất khi

Câu hỏi :

Mắt nhìn được xa nhất khi

ĐÁP ÁN ĐÚNG: B
Giải thích:
[CHUẨN NHẤT] Mắt nhìn được xa nhất khi

Nếu không bị các yếu tố khác ảnh hưởng, thực tế mắt con người có thể nhìn được vô cùng xa. Ngưỡng chức năng thị giác hay còn gọi là thị lực có thể chia thành 3 nhóm ;phân biệt ánh sáng ,phân biệt không gian và phân biệt thời gian

- Phân biệt về ánh sáng có thể chia thành mức nhạy cảm với ánh sáng và phân biệt độ sáng ,tương phản về độ sáng và phân biệt màu sắc

- Phân biệt về không gian bao gồm thị lực ,phân biệt về mức độ xa gần và phân biệt chuyển động

- Phân biệt về thời gian liên quan đến cảm thụ những hiện tượng thị giác thoáng qua như ánh sáng nhấp nháy

Tầm nhìn của mắt phụ thuộc vào:

- Thị lực, bao gồm tình trạng sức khỏe và hoạt động chức năng của mắt.

- Kích thước của đối tượng mục tiêu.

- Chướng ngại vật cản trở tầm nhìn.

Mắt nhìn được xa nhất khi thủy tinh thể không điều tiết, khi đó thủy tinh thể dẹt nhất, tiêu cự lớn nhất. Thuật ngữ “thị lực” được sử dụng để mô tả độ rõ khi mắt nhìn nhận các đối tượng. Ở khía cạnh chuyên ngành, thị lực bình thường của mắt là 20/20, nghĩa là một vật thể (có thể nhìn thấy được) ở cách xa mắt một khoảng cách 20 feet (~ 6 m) thì mắt vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng.

Nếu một người có thị lực 20/100, điều đó có nghĩa người đó có thị lực chỉ có thể nhìn rõ vật thể ở khoảng cách 20 feet, trong khi đa số mọi người đã có thể nhìn rõ vật thể ở khoảng cách xa hơn là 100 feet (~ 30 m). Tầm nhìn của người bình thường nhìn vật thể ở khoảng cách 20 feet

Ngược lại, nếu một người có thị lực là 20/12 thì đa số mọi người chỉ có thể nhìn rõ khi vật thể ở khoảng cách 12 feet (~ 3,6 m) trong khi người đó lại có thể nhìn rõ khi vật ở khoảng cách xa hơn là 20 feet. Khi mắt nhìn vào một vật thể nào đó, một loạt các quá trình sẽ diễn ra để con người có thể nhận diện được vật thể:

- Ánh sáng phản chiếu từ vật thể đi qua giác mạc - là lớp ngoài trong suốt của mắt.

- Ánh sáng sau khi qua giác mạc sẽ vào trong đồng tử - là lỗ màu đen ở trung tâm mắt.

- Các cơ ở mống mắt - khu vực có màu ở xung quanh đồng tử, sẽ hoạt động để thay đổi kích cỡ của đồng tử cho phù hợp với ánh sáng bên ngoài (nhỏ đi khi ánh sáng mạnh và lớn hơn khi ánh sáng yếu).

- Chùm tia sáng đi qua thấu kính và hội tụ trên võng mạc - bộ phận nằm ở phía sau mắt, nơi tập trung nhiều các tế bào thần kinh nhận cảm ánh sáng (như tế bào hình que, tế bào hình nón).

- Các tế bào thần kinh nhận cảm ánh sáng sẽ chuyển các cảm nhận ánh sáng thành xung điện thần kinh, chuyển chúng về não bộ qua các đường dẫn truyền thần kinh để não bộ xử lý, tái tạo hình ảnh và nhận diện vật thể.

Bên trong nhãn cầu, nằm sau mống mắt (tròng đen) có một thể thủy tinh tự nhiên trong suốt làm nhiệm vụ như thấu kính hội tụ. Có thể gọi thể thủy tinh là thành phần quang học quan trọng cho ánh sáng đi qua, hội tụ, tập trung các tia sáng lên đúng trên võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét gửi qua dây thần kinh thị giác tới não bộ. Để mắt điều tiết được tốt, thể thủy tinh cần phải giữ được độ trong suốt nhất định, đồng thời điều chỉnh linh hoạt được độ dày, mỏng khi mắt nhìn gần hoặc nhìn xa.

icon-date
Xuất bản : 28/10/2021 - Cập nhật : 04/12/2023