logo

Lý thuyết Vật lý 8 Bài 9. Áp suất khí quyển


Bài 9. Áp suất khí quyển


I – SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

- Trái Đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày tới hàng ngàn kilômét, gọi là khí quyển.

- Con người và mọi sinh vật khác trên mặt đất đều đang sống “dưới đáy” của “đại dương không khí” khổng lồ này.

- Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này tác dụng theo mọi phương và được gọi là áp suất khí quyển.


II – ĐỘ LỚN CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

Lý thuyết Vật lý 8: Bài 9. Áp suất khí quyển | Giải bài tập Vật lý 8

– Để đo áp suất khí quyển người ta dùng ống Tô-ri-xe-li:

+ Ông lấy một ống thuỷ tinh một đầu kín dài khoảng 1m, đổ đầy thuỷ ngân vào.

+ Lấy ngón tay bịt miệng ống lại rồi quay ngược ống xuống.

+ Nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thuỷ ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra, thuỷ ngân trong ống tụt xuống, còn lại khoảng h nào đó tính từ mặt thoáng của thuỷ ngân trong chậu.

– Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xe-li.

– Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là mmHg

1mmHG = 136N/m2

1atm = 76cmHg = 101300Pa

- Vì áp suất khí quyển bằng áp suất gây ra bởi cột thủy ngân trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li, nên người ta còn dùng chiều cao của cột thủy ngân này để diễn tả độ lớn của áp suất khí quyển. (Ví dụ, áp suất khí quyển ở bãi biển Sầm Sơn vào khoảng 76cmHg (760mmHg)


III – GHI CHÚ

– Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm

+ Áp suất giảm không tuyến tính theo độ cao

+ Áp suất khí quyển trung bình ở mực nước biển bằng: po = 101300Pa

+ Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg

– Áp suất khí quyển tại một nơi thay đổi theo thời gian và những thay đổi này ảnh hưởng tới thời tiết của nơi đó.
– Dụng cụ để đo áp suất: “cao kế”

Xem thêm Giải bài tập Vật lý 8: Bài 9. Áp suất khí quyển

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021