logo

Lý thuyết Vật lý 8 Bài 2. Vận tốc


Bài 2. Vận tốc


I – VẬN TỐC

Lý thuyết Vật lý 8 Bài 2. Vận tốc | Giải bài tập Vật lý 8

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.


II – CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC

Vận tốc được tính bằng công thức:
Lý thuyết Vật lý 8 Bài 2. Vận tốc | Giải bài tập Vật lý 8
Trong đó:
               + v: vận tốc
               + s: quãng đường
               + t: thời gian đi hết quãng đường đó


III – ĐƠN VỊ CỦA VẬN TỐC

– Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.

– Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s

– Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h.

– Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s=3,6km/h hay 1km/h=13,6m/s.

– Dụng cụ đo vận tốc: tốc kế (còn gọi là đồng hồ vận tốc)

Lý thuyết Vật lý 8 Bài 2. Vận tốc | Giải bài tập Vật lý 8


IV – LƯU Ý

– Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc:
1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s

 Hay

 Lý thuyết Vật lý 8 Bài 2. Vận tốc | Giải bài tập Vật lý 8 
– Vận tốc ánh sáng: 3.108m/s=300.000km/s3.108m/s=300.000km/s
– Đơn vị chiều dài người ta còn dùng là “năm ánh sáng”. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.

+ Năm ánh sáng = 9,4068.1012km = 1016m

+ Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất là 4,3 năm ánh sáng gần bằng 43 triệu tỉ mét.

 Xem thêm Giải bài tập Vật lý 8: Bài 2. Vận tốc

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021