logo

Lý thuyết Vật lý 10 Bài 1. Chuyển động cơ


Lý thuyết Vật lý 10: Bài 1. Chuyển động cơ


I. CHUYỂN ĐỘNG CƠ. CHẤT ĐIỂM

1. Chuyển động cơ

- Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.

   Ví dụ: xe chạy, tên lửa bay,….

 - Chuyển động có tính tương đối.

   Ví dụ: Người ngồi trên xe đang chuyển động: ngồi sẽ đứng yên so với xe, còn người sẽ chuyển động so với hàng cây bên đường.

2. Chất điểm

 - Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi.

   Ví dụ: xe chạy từ Tp.HCM ra Hải Phòng: xe được coi là chất điểm.

3. Quỹ đạo

 - Quỹ đạo là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo.

   Ví dụ:  Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: có quỹ đạo coi như tròn.

          Giọt mưa rơi từ trên mái nhà xuống: có quỹ đạo thẳng.

          Điểm trên đầu kim đồng hồ: có quỹ đạo tròn.

 - Quỹ đạo có tính tương đối.

   Ví dụ:  kim bồi trên vành xe đạp: so với trục thì kim bồi có quỹ đạo tròn, còn so với người quan sát  thì kim bồi có quỹ đạo hình xicloic.

    Một vật rơi trên xe đang chuyển động: có quỹ đạo thẳng so với người ngồi trên xe, có quỹ đạo cong so với người quan sát bên đường.


II. CÁCH XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA VẬT TRONG KHÔNG GIAN

1. Vật làm mốc và thước đo

- Muốn xác định vị trí của vật ta cần: vật làm mốc, chiều dương, thước đo.

- Vật làm mốc: là vật mà ta chọn cho nó cố định để so với các vật khác.

Lý thuyết Vật lý 10: Bài 1. Chuyển động cơ | Giải Vật lý 10

Nếu đã biết đường đi (quỹ đạo) của vật, ta chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên đường đó là có thể xác định được chính xác vị trí của vật bằng cách dùng một cái thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

2. Hệ tọa độ

- Xác định vị trí của vật trong mặt phẳng ta dùng hệ tọa độ Decac (Oxy).

Lý thuyết Vật lý 10: Bài 1. Chuyển động cơ | Giải Vật lý 10


III. CÁCH XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TRONG CHUYỂN ĐỘNG

1. Mốc thời gian và đồng hồ

Mốc thời gian là thời điểm ta chọn để xác định thời gian chuyển động của vật.

Ví dụ: xe bắt đầu xuất phát từ bến A lúc 7h00 đến bến B lúc 9h30.

Ta chọn 7h00 làm mốc thời gian, thì xe chuyển động từ bến A đến bến B được 2h30.

Bảng giờ tàu

Hà Nội

19 giờ 00 phút

Nam Định

20 giờ 56 phút

Thanh Hoá

22 giờ 31 phút

Vinh

0 giờ 53 phút

Đồng Hới

4 giờ 42 phút

Đông Hà

6 giờ 44 phút

Huế

8 giờ 05 phút

Đà Nẵng

10 giờ 54 phút

Tam Kỳ

12 giờ 26 phút

Quảng Ngãi

13 giờ 37 phút

Diêu Trì

16 giờ 31 phút

Tuy Hoà

18 giờ 25 phút

Nha Trang

20 giờ 26 phút

Tháp Chàm

22 giờ 05 phút

Sài Gòn

4 giờ 00 phút

2. Thời điểm và thời gian

- Thời điểm: lúc, khi

   Ví dụ: nhìn lên đồng hồ thấy 7h15: thời điểm lúc đó là 7h15.

- Thời gian (khoảng thời gian): từ khi đến khi.

    Ví dụ:  thời điểm từ 7h15 đến thời điểm 8h15 là 1h , thì 1h là thời gian chuyển động của vật.


IV. HỆ QUY CHIẾU

Hệ quy chiếu =  Hệ tọa độ gắn với vật mốc  + đồng hồ và gốc thời gian.

Một hệ quy chiếu gồm:

- Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc;

- Một mốc thời gian và một đồng hồ.

   Trong nhiều bài toán cơ học, nhiều khi nói về hệ quy chiếu, người ta chỉ đề cập đến hệ toạ độ, vật làm mốc và mốc thời gian mà không cần nói đến đồng hồ. 

Xem thêm Giải Vật lý 10: Bài 1. Chuyển động cơ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021