logo

Lý thuyết Toán 8 Bài 7. Hình bình hành


Bài 7. Hình bình hành


A. Các kiến thức cần nhớ

Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

Ví dụ: Tứ giác ABCDABCD là hình bình hành 

Lý thuyết Toán 8: Bài 7. Hình bình hành | Giải Toán 8

Tính chất: Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau

+ Các góc đối bằng nhau

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Dấu hiệu nhận biết:

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Chú ý: Hình bình hành là một hình thang đặc biệt (hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song)

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 8: Bài 7. Hình bình hành | Giải Toán 8

+Tứ giác ABCD là hình bình hành nên:

Lý thuyết Toán 8: Bài 7. Hình bình hành | Giải Toán 8


B. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Vận dụng tính chất hình bình hành để chứng minh tính chất hình học và tính toán

Phương pháp:

Sử dụng tính chất hình bình hành: Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau

+ Các góc đối bằng nhau

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Dạng 2: Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình bình hành

Phương pháp: Dấu hiệu nhận biết:

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Xem thêm Giải Toán 8: Bài 7. Hình bình hành

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021