logo

Lý thuyết Toán 8 Bài 3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ


Bài 3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ


A. Lý thuyết

1. Bình phương của một tổng

Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A + B)2 = A2 + 2AB + B2

Ví dụ:

a) Tính (a + 3)2.

b) Viết biểu thức x2 + 4x + 4 dưới dạng bình phương của một tổng.

Hướng dẫn:

a) Ta có: (a + 3)2 = a2 + 2.a.3 + 32 = a2 + 6a + 9.

b) Ta có x2 + 4x + 4 = x2 + 2.x.2 + 22 = (x + 2)2.

2. Bình phương của một hiệu

Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A - B)2 = A2 - 2AB + B2.

Ví dụ:

a) Tính (5x -y)2

b) Viết biểu thức 4x2 - 4x + 1 dưới dạng bình phương của một hiệu

Hướng dẫn:

a) Ta có (5x -y)2 = (5x)2 - 2.5x.y + (y)2 = 25x2 - 10xy + y2.

b) Ta có 4x2 - 4x + 1 = (2x)2 - 2.2x.1 + 1 = (2x - 1)2.

3. Hiệu hai bình phương

Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: A2 - B2 = (A - B)(A + B).

Ví dụ:

a) Tính (x - 2)(x + 2).

b) Tính 56.64

Hướng dẫn:

a) Ta có: (x - 2)(x + 2) = (x)2 - 22 = x2 - 4.

b) Ta có: 56.64 = ( 60 - 4 )( 60 + 4 ) = 602 - 42 = 3600 - 16 = 3584.


B. Một số dạng toán thường gặp

Dạng 1: Rút gọn biểu thức

Phương pháp: Sử dụng các hằng đẳng thức và phép nhân đa thức để biến đổi.

Dạng 2: Tìm x

Phương pháp: Sử dụng các hằng đẳng thức và phép nhân đa thức để biến đổi để đưa về dạng tìm x thường gặp.

Dạng 3: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức

Phương pháp: Sử dụng hẳng đẳng thức để đánh giá các biểu thức đã cho

Chú ý:

Lý thuyết Toán 8: Bài 3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ | Giải Toán 8

 với mọi A, B. Dấu “=” xảy ra khi A= -B

Lý thuyết Toán 8: Bài 3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ | Giải Toán 8
 với mọi A, B. Dấu “=” xảy ra khi A=B

Dạng 4: So sánh hai số

Phương pháp: Sử dụng các hằng đẳng thức để biến đổi và so sánh.

Thông thường ta sử dụng

Lý thuyết Toán 8: Bài 3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ | Giải Toán 8

để biến đổi.

Dạng 5: Tính giá trị biểu thức tại x=x0 hoặc tính giá trị của biểu thức thỏa mãn điều kiện cho trước

Phương pháp: Dùng hằng đẳng thức và phép nhân đa thức để biến đổi biểu thức cho trước
Thay x=x0 vào biểu thức rồi tính giá trị của nó hoặc sử dụng điều kiện của giả thiết.

Xem thêm Giải Toán 8: Bài 3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021