logo
ADVERTISEMENT

Lý thuyết Tin học 8: Bài 8. Lặp với số lần chưa biết trước


Bài 8. Lặp với số lần chưa biết trước


1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước

Ví dụ 1:Một ngày chủ nhật Long gọi điện cho Trang. Không có ai nhấc máy. Long quyết định gọi lại thêm 1 lần nữa. Như vậy Long đã biết trước là mình sẽ lặp lại gọi điện thêm 2 lần. Một ngày khác, Long quyết định cứ 10 phút gọi điện một lần cho Trang cho đến khi có người bắt máy.

Điều kiện: Có người nhấc máy thì kết thúc hoạt động lặp.

Ví dụ 2:Nếu cộng lần lượt n số tự nhiên đầu tiên (n = 1, 2, 3,...), cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để ta nhận được tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000?

Điều kiện: Khi tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000 thì kết thúc hoạt động lặp

Mô tả thuật toán bằng liệt kê:

+ Bước 1. S \(\leftarrow\) 0, n \(\leftarrow\) 0

+ Bước 2. Nếu S ≤ 1000, n \(\leftarrow\) n + 1; ngược lại chuyển tới Bước 4

+ Bước 3. S \(\leftarrow\) S + n và quay lại Bước 2

+ Bước 4. In kết quả: S và n là số tự nhiên nhỏ nhất sao cho S > 1000. Kết thúc thuật toán

Mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối:
 

Lý thuyết Tin học 8: Bài 8. Lặp với số lần chưa biết trước - Chi tiết, hay nhất (ảnh 1)

Hình 1. Mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối​

KẾT LUẬN:

- Việc lặp lại một nhóm hoạt động với số lần chưa xác định trước phụ thuộc vào một điều kiện cụ thể được thỏa mãn và chỉ dừng lại khi điều kiện không thỏa mãn.

- Để chỉ dẫn máy tính thực hiện các hoạt động lặp trên, ta có thể sử dụng câu lệnh có dạng: Lặp với số lần chưa biết trước

ADVERTISEMENT