logo

Tóm tắt lý thuyết Tin 10 Bài 2 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Tổng hợp, Tóm tắt lý thuyết Tin học 10 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Lý thuyết Tin học 10 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Bộ tài liệu lý thuyết tin học 3 bộ sách

Sách cách diều

Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 2 Sự ưu việt của máy tính và thành tựu của tin học - Cánh Diều - Chủ đề A

Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 2 Điện toán đám mây và internet vạn vật - Cánh Diều - Chủ đề B

Sách mới Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 ngắn nhất: Biến, phép gán và biểu thức số học (Cánh diều) - Chủ đề F

Sách kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 2 ngắn nhất Kết nối tri thức

Sách Chân trời sáng tạo

Đang cập nhật


1. Khái niệm thông tin và dữ liệu

- Thông tin là những hiểu biết có thể có được về 1 thực thể nào đó

- Dữ liệu là thông tin đưa vào máy tính để xử lý


2. Đơn vị đo lượng thông tin

- Đơn vị cơ bản đo thông tin là bit (Binary Digital)

- Bit là đơn vị nhỏ nhất được lưu trữ trong máy tính để biểu diễn hai trạng thái 0 và 1 (0: không có điện; 1: có điện) ta còn thường gọi là mã nhị phân

Lý thuyết Tin học 10: Bài 2. Thông tin và dữ liệu - Chi tiết, hay nhất (ảnh 1)

Hình 1. Biểu diến thông tin bằng dãy tám bit​

- Ngoài đơn vị bit, ta cũng thường dùng đơn vị đo lượng thông tin là Byte (đọc là bai)

- 1 byte = 8 bit

Một số đơn vị bội của Byte

 

Lý thuyết Tin học 10: Bài 2. Thông tin và dữ liệu - Chi tiết, hay nhất (ảnh 2)

Bảng 1. Một số đơn vị bội của Byte​


3. Các dạng thông tin

Thông tin có 2 loại: số và phi số

- Số: Số nguyên, số thực,…

- Phi số: Văn bản, hình ảnh, âm thành,…

+ Dạng văn bản: Tờ báo, cuốn sách, tấm bia,…

+ Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, ảnh chụp, bản đồ, biển báo,…

+ Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn, tiếng chim hót,…


4. Mã hóa thông tin trong máy tính

- Để máy tính xử lí được, thông tin cần phải được biến đổi thành dãy bit (biểu diễn bằng các số 0, 1). Cách biến đổi như thế được gọi là mã hoá thông tin

Ví dụ:

 

Lý thuyết Tin học 10: Bài 2. Thông tin và dữ liệu - Chi tiết, hay nhất (ảnh 3)

Hình 2. Mã hóa thông tin trong máy tính​

- Để mã hoá thông tin dạng văn bản ta dùng bộ mã ASCII để mã hoá các ký tự. Mã ASCII các ký tự đánh số từ: 0 đến 255

- Bộ mã Unicode: có thể mã hóa 65536 =216 ký tự, có thể mã hóa tất cả các bảng chữ cái trên thế giới


5. Biểu diễn thông tin trong máy tính

a. Thông tin loại số

Hệ đếm:

+ Hệ thập phân: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

+ Hệ nhị phân: 0, 1

+ Hệ cơ số mười sáu (hexa): 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F

Biểu diễn số trong các hệ đếm:

Lý thuyết Tin học 10: Bài 2. Thông tin và dữ liệu - Chi tiết, hay nhất (ảnh 4)

Chuyển đổi giữa các hệ đếm:

Đổi số trong hệ cơ số 10 sang hệ cơ số 2 và hệ cơ số 16

Lý thuyết Tin học 10: Bài 2. Thông tin và dữ liệu - Chi tiết, hay nhất (ảnh 5)

Hình 3. Ví dụ minh họa đổi số trong hệ cơ số 10 sang hệ cơ số 2 và hệ cơ số 16​

Biểu diễn số trong máy tính:

-Biểu diễn số nguyên:

Lý thuyết Tin học 10: Bài 2. Thông tin và dữ liệu - Chi tiết, hay nhất (ảnh 6)
Lý thuyết Tin học 10: Bài 2. Thông tin và dữ liệu - Chi tiết, hay nhất (ảnh 7)

Hình 4. Ví dụ minh họa biểu diễn số nguyên​

Trong đó:

+ Phần nhỏ nhất của bộ nhớ lưu trữ số 0 hoặc 1: 1 bit

+ Một byte có 8 bit, bit cao nhất thể hiện dấu (bit dấu)

+ Có thể dùng 1 byte, 2 byte, 4 byte… để biểu diễn số nguyên

- Biểu diễn số thực:

+ Biểu diễn số thực dưới dạng dấu phẩy động:

+ M: Là phần định trị (0,1=< M < 1)

+ K: Là phần bậc (K =< 0)

        Ví dụ: 13456,25 = 0.1345625 x 105

        Dạng tổng quát: ±M x 10±K

  Trong đó:

+ Biểu diễn số thực trong một số máy tính:

+ Ví dụ: 0,007 = 0.7 x 10-2

​ 

Lý thuyết Tin học 10: Bài 2. Thông tin và dữ liệu - Chi tiết, hay nhất (ảnh 8)

Hình 5. Ví dụ minh họa biểu diễn số thực​

b. Thông tin loại phi số

Biểu diễn văn bản:

- Mã hoá thông tin dạng văn bản thông qua việc mã hóa từng kí tự và thường sử dụng:

+ Bộ mã ASCII: Dùng 8 bit để mã hoá kí tự, mã hoá được 256 = 28 kí tự

+ Bộ mã Unicode: Dùng 16 bit để mã hóa kí tự, mã hoá được 65536 = 216 kí tự

- Trong bảng mã ASCII mỗi kí tự được biểu diễn bằng 1 byte

Các dạng khác: Hình ảnh, âm thanh cũng phải mã hoá thành các dãy bit

*Nguyên lí mã hóa nhị phân:


Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Khi đưa vào máy tính, chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/09/2022