logo

Lý thuyết Sử 9 Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)


Lý thuyết Sử 9 Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)


I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương

- Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực tiến tới tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất đất nước.

Lý thuyết Sử 9 Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

                    Đồng bào Hà Nội đón bộ đội tiếp quản Thủ đô

- Thực dân Pháp chỉ thực hiện điều khoản ngừng bắn, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực - tức rút hết quân khỏi miền Bắc sau thời hạn qui định 300 ngày (đến 22-5-1955) và sau đó rút hết quân khỏi miền Nam sau thời hạn qui định 2 năm (5-1956). Nhưng Pháp không thực hiện các điều khoản còn lại, trong đó có việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Nam-Bắc Việt Nam.

- Chính quyền Ngô Đình Diệm ở Miền Nam (do Mĩ dựng lên và trực tiếp chi đạo) ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.


II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất 

- Trong hơn 2 năm (1954-1956), miền Bắc tiến hành tiếp 4 đợt cải cách ruộng đất. Tính chung toàn bộ 5 đợt (kể cả đợt 1 trong kháng chiến), cách mạng đã lấy từ địa chủ hơn 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 2 triệu nông cụ đem chia cho nông dân nghèo, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”.

- Trong cải cách ruộng đất, chúng ta phạm một số sai lầm. Những sai lầm đó được Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa. Công tác sửa sai được tiến hành trong cả năm 1957.


III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ- Diệm và phát triển lực lượng cách mạng , tiến tới "đồng khởi" (1954 – 1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)

- Tháng 8-1954, “phong trào hòa bình" diễn ra ở Sài Gòn - Chợ lớn.

- Tháng 11-1954, Mĩ - Diệm tiến hành khủng bố đàn áp, nhưng phong trào vẫn tiếp tục dâng cao, lan rộng ra các thành phố Huế, Đà Nẵng...và các vùng nông thôn. Phong trào lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đảng phái, dân tộc ít người.

- Từ 1958-1959, mục tiêu thay đổi từ chính trị hòa bình chuyển sang dùng bạo lực.

2. Phong trào “Đồng khởi'’ (1959-1960)

- Nguyên nhân:

+ Đạo luật 10-59, chiến dịch “tố cộng", “diệt cộng", sắc lệnh “Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật" của Mĩ-Diệm đã làm cách mạng bị tổn thất nặng nề.

+ Đầu năm 1959, nghị quyết 15 của trung ương Đảng xác định con đường cách mạng miền Nam là: Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

- Diễn biến:

+ Có nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng từ lẻ tẻ ở từng địa phương: Bác Ái (2-1959), Trà Bông (8-1959) ở Quảng Ngãi đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng bằng cuộc “Đồng khởi” với cuộc nổi dậy tiêu biểu ở Bến Tre (17-1-1960).

+ Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.

- Ý nghĩa:

+ Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

+ Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, nhằm tập hợp rộng rãi quần chúng tiến hành đấu tranh chống Mĩ-Ngụy.


IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)

- Từ ngày 5 đến 12-9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội.

- Đại hội xác định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng từng miền:

+ Miền Bắc: cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Miền Nam: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

- Mục tiêu, nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.

- Đối với miền Bắc:

+ Đại hội đề ra đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ.

+ Xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch 5 năm (1961-1965)

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965)

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật cho xã hội chủ nghĩa.

- Công nghiệp nặng: Xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà...

- Công nghiệp nhẹ: Khu công nghiệp Việt Trì, Dệt 8-3, khu công nghiệp Thượng Đình (Hà Nội).

- Nông nghiệp: Xây dựng nông trường, lâm trường, công trình thủy lợi, áp dụng khoa học-kĩ thuật => năng suất nông nghiệp cao.

- Thương nghiệp quốc doanh: được nhà nước ưu tiên phát triển.

- Giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển phát triển.

- Văn hoá giáo dục, y tế: phát triển.

+ Giáo dục: 1960-1961 đến 1964-1965.

/ Số học sinh phổ thông tăng từ 1,9 triệu lên 2,7 triệu.

/ Số sinh viên đại học tăng từ 17.000 lên 27.000

+ Y tế: ngành y tế mở rộng mạng lưới đến tận huyện, xã.

- Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương: vận chuyển một khối lượng lớn đạn dược, vũ khí, thuốc men vào chiến trường miền Nam.

- Tháng 3-1964, tại Hội nghị Chính trị đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới”.

- Ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện thời chiến.


V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ (1961 – 1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

- Sau thất bại trong phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960), Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

- Phương thức tiến hành:

+ Quân đội Sài Gòn, cố vấn Mĩ trang bị và chỉ huy Mĩ.

+ Tăng quân đội Sài Gòn: từ 170.000 người (năm 1961) đến 560.000 người (năm 1964).

+ Lập “Ấp chiến lược" dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược (trong tổng số I 7.000 ấp toàn miền Nam).

+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiến hành hoạt động hoạt phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biên để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho miền Nam.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

- Năm 1962, quân giải phóng đánh bại cuộc càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh, ….

- Ngày 2-1-1963, ta giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho), dấy lên phong trào “Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Từ 8-5-1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển.

- Ngày 1-11-1963: Mĩ tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Diệm – Nhu.

- 1964 -1965: Tiến công chiến lược trên các chiến trường miền Nam. Quân ta đã làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Xem thêm: Soạn Sử 9. Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021