logo

Lý thuyết Sử 6: Bài 21. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602)


Bài 21. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602)


 1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

- Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị

Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

- Phân biệt đối xử: Nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được giao những chức vụ quan trọng.

- Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.

Người nào trồng cây cao 1 thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”

=> Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa của Lý Bí.


2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.

a. Khởi nghĩa Lý Bí:

- Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

- Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Nghĩa quân đánh bại hai lần phản công nhà Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu.

Lý thuyết Sử 6: Bài 21. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) - Toploigiai

                                   Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí

b. Nước Vạn Xuân thành lập

- Mùa Xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

- Triều đình gồm hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

Xem tiếp: Lý thuyết sử 6 Bài 22. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021