logo

Lý thuyết Sử 6: Bài 12. Nước Văn Lang


Mục lục nội dung

Bài 12. Nước Văn Lang

1. Hoàn cảnh ra đời nhà nước Văn Lang

Vào khoảng TK VIII – VII TCN, ở các bộ lạc đã có những chuyển biến về kinh tế – xã hội:

- Mâu thuẫn giữa giàu và nghèo.

+ Người giàu được bầu làm người đứng đầu, trông coi mọi việc.

+ Người nghèo khổ phải rơi vào cảnh nô tì.

- Nghề nông trồng lúa nước ở các vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn => Nhân dân cần đoàn kết lại để cùng làm thủy lợi.

- Cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột.

=> Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp trên.

2. Nước Văn Lang thành lập.

Lý thuyết Sử 6: Bài 12. Nước Văn Lang - Toploigiai

3. Tổ chức bộ máy nhà nước

- Đứng đầu là Hùng Vương, con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị Nương.

- Vua chia cả nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc.

- Đứng đầu các bộ lạc là Lạc tướng, đứng đầu các chiềng chạ là Bộ chính.

=> Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.

Lý thuyết Sử 6: Bài 12. Nước Văn Lang - Toploigiai

                   Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang

- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, các vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.

Xem tiếp: Lý thuyết sử 6 Bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021