logo

Lý thuyết Lịch Sử 12 KNTT Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) | Áp dụng 3 bộ sách

icon_facebook

Để có được thắng lợi trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ phải kể đến nghệ thuật đối ngoại của cha ông ta. Bài viết Lý thuyết Lịch Sử 12 KNTT bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) sẽ tổng hợp nghệ thuật đối nội ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)


1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

- Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa kháng chiến, vừa thực hiện các hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

- Một số hoạt động cụ thể:

+ Từ năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước để khẳng định tính hợp pháp của Việt Nam, đề nghị công nhận.

+ Trước ngày 6-3-1946: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng với quân đội Trung Hoa Dân quốc, cương quyết chống thực dân Pháp xâm lược.

+ Năm 1947 - 1949: Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ; cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực tại châu Á và châu Âu.

+ Năm 1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Đức, Ru-ma-ni, Ba Lan,...).

+ Năm 1951: Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Tổ chức hội nghị thành lập Liên minh nhân dân ba nước Việt - Miên - Lào tại Tuyên Quang (tháng 3-1951)

+ Năm 1954: Cử phái đoàn ngoại giao tham dự Hội nghị và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc Pháp thừa nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.


2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

- Sau năm 1954, miền Bắc Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ. Hoạt động đối ngoại chủ yếu nhằm phục vụ giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

- Một số hoạt động cụ thể:

+ Đấu tranh yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ: Từ năm 1954 đến năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà yêu cầu chính quyền Sài Gòn và các bên thực hiện nội dung hiệp định.

+ Củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa: Từ năm 1954 đến năm 1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô.

+ Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương:

 ▪ Năm 1965, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương diễn ra tại Phnôm Pênh (Campuchia).

 ▪ Năm 1970, Hội nghị Cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương ra tuyên bố chung.

+ Đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri: Từ 1968 đến 1973, Việt Nam tham gia đàm phán, buộc Mỹ rút quân và công nhận quyền dân tộc.

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao: Sau Hiệp định Pa-ri (1973), Việt Nam thiết lập nhiều quan hệ ngoại giao và xây dựng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ mình chống Mỹ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 01/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads