logo

Lý thuyết Sử 11: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX


Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

>>> Xem thêm: Soạn Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX


I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần vương

a, Nguyên nhân

- Sau hai Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884), Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.

Lý thuyết Sử 11: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

b, Diễn biến

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị thiếu chu đáo, sức chiến đấu của ta nhanh chóng giảm sút.

- Sáng ngày 5/7, Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tam cung chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến.

Lý thuyết Sử 11: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Hình 61: Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885-1896)

=> Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt.

Lý thuyết Sử 11: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

*Tính chất: phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.


II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỶ XIX

1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương

Lý thuyết Sử 11: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

2. Phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX (Khởi nghĩa Yên Thế, 1884 - 1913)

a, Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút đời sống nhân dân khó khắn => một bộ phận phiêu tán lên Yên Thế => sẵn sàng đầu tranh bảo vệ cuộc sống của mình

- Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm => nhân dân Yên thế nổi dậy đấu tranh

b, Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám

Lý thuyết Sử 11: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

c, Căn cứ: Yên Thế (Bắc Giang)

Lý thuyết Sử 11: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Hình 67: Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế

d, Hoạt động chủ yếu:

- Từ 1884 – 1892: do Đề Nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở   Bắc Yên Thế.

- Từ 1893 – 1897: do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp hai lần, nghĩa quân làm chủ bốn tổng ở Bắc Giang.

- Từ 1898 – 1908: Căn cứ trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước.

- Từ 1909 – 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục.

e, Kết quả, ý nghĩa:

- Kết quả: Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Đóng vai trò là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản), khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc.

Lý thuyết Sử 11: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Xem tiếp: Lý thuyết Sử 11 Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 13/09/2022