logo

Lý thuyết Sinh học 8

Tổng hợp các bài Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 8 cơ bản, hay nhất. Seri các bài lý thuyết được các thầy cô Top lời giải biên soạn lại tóm lược theo nội dung sách giáo khoa giúp các bạn nắm vững nội dung kiến thức, qua đó học tốt hơn.

Chúc các bạn học tốt!

MỤC LỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC 8 ĐẦY ĐỦ NHẤT

 Lý thuyết Sinh 8 Bài 1. Bài mở đầu
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 2. Cấu tạo cơ thể người
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 3. Tế bào
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 4. Mô
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 6. Phản xạ
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 7. Bộ xương
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 8. Cấu tạo và tính chất của xương
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 10. Hoạt động của cơ
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 11. Tiến hóa của hệ vận động
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 14. Bạch cầu - Miễn dịch
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 16. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 17. Tim và mạch máu
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 21. Hoạt động hô hấp
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 22. Vệ sinh hô hấp
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 24. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 28. Tiêu hóa ở ruột non
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 29. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 30. Vệ sinh tiêu hóa
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 31. Trao đổi chất
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 32. Chuyển hóa
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 33. Thân nhiệt
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 34. Vitamin và muối khoáng
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 36. Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 38. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 39. Bài tiết nước tiểu
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 40. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 41. Cấu tạo và chức năng của da
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 42. Vệ sinh da
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 43. Giới thiệu chung hệ thần kinh
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 45. Dây thần kinh tủy
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 46. Trụ não, tiểu não, não trung gian
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 47. Đại não
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 48. Hệ thần kinh sinh dưỡng
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 49. Cơ quan phân tích thị giác
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 50. Vệ sinh mắt
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 53. Hoạt động cấp cao ở người
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 54. Vệ sinh hệ thần kinh
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 55. Giới thiệu chung hệ nội tiết
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 56. Tuyến yên, tuyến giáp
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 57. Tuyến tụy và tuyến trên thận
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 58. Tuyến sinh dục
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 59. Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 60. Cơ quan sinh dục nam
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 61. Cơ quan sinh dục nữ
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 62. Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 64. Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục
 Lý thuyết Sinh 8 Bài 65. Đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người

Lý thuyết Sinh 8 Bài 1. Bài mở đầu

I. VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN

 

- Trong các lớp động vật có xương sống thì lớp Thú là lớp có vị trí tiến hóa cao nhất. Về vị trí phân loại, loài người thuộc lớp Thú, ngành động vật có xương sống.

- Cấu tạo chung của cơ thể người rất giống cấu tạo chung của cơ thể động vật có xương sống, đặc biệt là lớp Thú: có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ…

- Tuy nhiên, có những đặc điểm chỉ có ở người mà không có ở động vật:

+ Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động và đi bằng hai chân.

+ Nhờ lao động có mục đích, nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.

+ Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức.

+ Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn.

+ Não phát triển, sọ lớn hơn mặt.

II. NHIỆM VỤ CỦA MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH

Có 2 nhiệm vụ:

- Nối tiếp chương trình sinh học lớp 7 nhằm hoàn thiện những hiểu biết về thế giới động vật, giúp ta thấy rõ loài người có nguồn gốc động vật nhưng đã vượt lên vị trí cao nhất về mặt tiến hóa. Nhờ có lao động mà bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.

- Giúp tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hòa các quá trình sống.

→ đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có được hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

-  Kiến thức cơ thể người liên quan đến nhiều ngành khoa học như: y học, tâm lí học, hội họa…

III. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN HỌC CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH

-  Phương pháp học tập phù hợp là: kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tế cuộc sống.

Lý thuyết Sinh 8 Bài 2. Cấu tạo cơ thể người

I. CẤU TẠO

1. Các phần cơ thể   

- Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và chi.

- Các khoang của cơ thể: khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách với nhau bằng cơ hoành.

2. Các hệ cơ quan

- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.

- Cơ thể chúng ta gồm nhiều hệ cơ quan như: hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ thần kinh.

Bảng 1: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan

- Ngoài các hệ cơ quan trên, cơ thể còn có: lớp da bao bọc và bảo vệ cơ thể, các giác quan, hệ nội tiết và hệ sinh dục.

II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN

 

⇒ Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp này được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch (dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo hoocmon do tuyến nội tiết tiết ra)

Lý thuyết Sinh 8 Bài 3. Tế bào

I. CẤU TẠO TẾ BÀO

 

Tế bào gồm có:

- Nhân: nhiễm sắc thể và nhân con

- Tế bào chất: có chứa các bào quan: ti thể, trung thể, lưới nội chất, bộ máy gôngi…

- Màng sinh chất

II. CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG TẾ BÀO

- Mối quan hệ giữa màng sinh chất, tế bào chất và nhân: màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất với các với môi trường bên ngoài thu nhận các chất vào tế bào để tổng hợp nên các chất cần thiết như: prôtêin, lipit… nhờ các bào quan có trong tế bào chất. Nhân điều khiển sự hoạt động của các quá trình tổng hợp và trao đổi chất với môi trường của tế bào. Đảm bảo cho tế bào hoạt động ổn định.

III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

 

IV. HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TẾ BÀO

- Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống. Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.