logo

Lý thuyết Sinh 12 Bài 31: Ôn tập chương 6

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 12 Bài 31 Ôn tập chương 6 ngắn gọn, hay nhất. Tổng hợp toàn bộ Lý thuyết Sinh 12 đầy đủ, chi tiết.


I. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

Các bằng chứngVai trò
Giải phẫu so sánh

Các cơ quan tương đồng, thoái hóa phản ánh nguồn gốc chung và sự tiến hóa phân ly của các nhóm có họ hàng gần gũi

Cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy của các nhóm xa nhau

Phôi sinh họcSự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau cho thấy quan hệ về nguồn gốc chúng
Địa lý sinh họcNhiều loài phân bố ở nhiều vùng địa lý khác nhau nhưng lại giống nhau về một số đặc điểm → cùng chung tổ tiên
Tế bào học và sinh học phân tửSự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp phân tử tế bào → các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên

II. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

So sánh quan niệm Đacuyn và quan niệm hiện đại

 Học thuyết ĐacuynThuyết tiến hóa hiện đại
Nguyên nhân tiến hóa CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vậtDo các nhân tố tiến hóa
Cơ chế tiến hóaSự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTNSự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới tác dụng của CLTN được các cơ chế cách li thúc đẩy, dẫn đến hình thành một hệ gen kín, cách li di truyền với hệ gen của quần thể gốc
Nguyên liệu của CLTNLà biến dị cá thể, chủ yếu là các biến dị sinh sảnLà đột biến và biến dị tổ hợp
Đơn vị tác độngCá thểỞ loài giao phối, quần thể là đơn vị cơ bản
Thực chất tác động của CLTNPhân hóa khă năng sống sót giữa các cá thểPhân hóa khă năng sinh sản giữa các cá thể
Kết quảSự sống sót của những cá thể thích nghi nhấtSự sinh sản ưu thế và phát triển của kiểu gen thích nghi hơn
Cống hiến

- Giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật

- Chứng minh được sinh giới tuy đa dạng nhưng kết quả tiến hóa từ một nguồn gốc chung

Làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế tiến hóa 

III. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA

Vai trò của các nhân tố trong quá trình tiến hóa

Các nhân tố tiến hóaVai trò trong quá hóa
Đột biếnTạo nguồn nguyên liệu sơ cấp (chủ yếu là đột biến gen) cho tiến hóa và làm thay đổi nhỏ tần số alen
Chọn lọc tự nhiênĐịnh hướng sự tiến hóa, quy định chiều và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể
Di- nhập genLàm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quẩn thể
Các yếu tổ ngẫu nhiênLàm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quẩn thể
Giao phổi không ngẫu nhiênLàm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp và tăng dần thể dồng hợp

IV. SO SÁNH CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI 

Đặc điểmHình thành loài bằng con đường địa lýHình thành loài bằng con đường sinh tháiHình thành loài bằng các đột biến lớn
Ví dụLoài chim sẻ ngô có 3 nòi địa lí: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn Độ. Giữa cá nòi có dạng lai tự nhiênVì phải thích nghi với mùa lũ nên thực vật ở bãi bồi sông Vonga có chu kỳ sinh trưởng muộn hơn, ra hoa kết hạt trước khi lũ vềLoài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n=52 được hình thành bằng lai xa và đa bội hóa 2 loài động vật khác, một loài có 26 NST lớn, loài kia có 26 NST nhỏ
Nguyên nhânKhu phân bố bị chia cắt bởi các vật  cản địa lý làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau → sai các vốn genSự phân chia thành nhiều ổ sinh thái với các điều kiện khác nhau→ chọn lọc theo các hướng khác nhau → tạo ra các quần thể có vốn gen phù hợp với từng ô sinh tháiDo tác nhân gây đột biến khác
Cơ chế hình thành loài mớiPhân hóa tạo ra sự khác biệt vốn gen của các quần thể trong quần thể gốc, hạn chế trao đổi vốn gen gây cách li sinh sản → loài mớiPhân hóa vốn gen theo ổ sinh thái → hình thành nòi sinh thái→ cách li sinh sản → loài mớiDo sự biến đổi vật chất di truyền của loài → cách li sinh sản  → loài mới
Đặc điểm

Trải qua nhiều dạng tring gian. Ở khu vực trung gian giữa hai quần thể vẫn có khả năng trao đổi vống gen

Tốc độ hình thành loài mới chậm.

Tác động của yếu tố ngẫu nhiên làm tăng cường sự phân hóa vốn gen → Đấy nhanh sự hình thành loài mới

Tốc độ hình thành chậm và trải qua nhiều dạng trung gianBao gồm: đa bội khác nguồn, đa bội cùng nguồn, tái cấu trúc NST
Đối tượng

Động vật có khả năng di chuyển.

Loài có khả năng phát tán hạt giống

Động vật it di chuyển, chủ yếu xảy ra ở động vậtXảy ra ở thực vật nhiều hơn, ít xảy ra ở động vật
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 08/10/2022