logo

Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 9 (Cánh diều, Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 9 (Cánh diều, Kết nối tri thức) ngắn gọn, hay nhất bám sát nội dung SGK GDQP 11 Bài 9 chương trình Sách mới.

Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền hình liên lạc, báo cáo


I. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu

1. Ý nghĩa

- Nhìn, nghe là hành động nhằm phát hiện để nắm chắc mọi tình hình trong chiến đấu. Nhằm phát hiện dịch và chỉ mục tiêu chính xác là điều kiện quan trọng để xử trí mọi tình huống trong chiến đấu nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

2. Yêu cầu

Khi nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu cần tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao; hành động khôn khéo, bí mật, thận trong; phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.

3. Hành động chiến đấu

a. Nhìn

- Chọn vị trí nhìn:

+ Ban ngày: nơi cao, kín đảo, tầm nhìn rộng

+ Ban đêm: nơi thấp để quan sát mục tiêu trên cao

- Cách nhìn:

+ Nhìn trực tiếp hoặc qua vật phản chiếu

+ Nhìn lướt qua từ gần đến xa, từ phải qua trái và ngược lại

+ Nhìn kĩ theo thứ tự nơi nghi ngờ có dịch và địa hình sẽ lợi dụng

+ Phán đoán chính xác về địch và ghi nhớ địa hình, địa vật và những điểm cần thiết

+ Sử dụng đèn soi và kết hợp với đồng đội

* Chú ý:

- Khi ở nơi quá tối hoặc quá sáng, nhắm mắt lại và mở mắt ra từng nơi để nhìn

- Tránh nhìn qua khe, kẽ ở bên sáng nhìn qua bên tối hoặc ở bên thật tối nhìn qua bên thật sáng

- Khi nhìn bằng các vật phản chiếu, chọn nơi kín đáo và để mắt gần vật phản chiếu để nhìn được rộng và rõ hơn.

Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 9 ngắn gọn (Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo)

b. Nghe

- Để nghe tốt:

+ Chọn nơi yên tĩnh, không có tiếng động ồn ào.

+ Áp tai vào những vật dẫn tiếng động tốt như mặt đất rắn, mặt dường cái, dường ray xe lửa,...

+ Đối với tiếng động sát phía bên kia vật chắn, áp tai sát vào vật chắn đó.

+ Chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước nếu có nhiều tiếng động cùng lúc.

+ Dùng bàn tay làm phễu áp sát vào vành tai khi mưa, gió, nhiều tiếng động ồn ào.

+ Dừng lại khi vận động để nghe rõ.

+ Dùng cách nghi binh đánh lừa để nghe tiếng động do dịch đối phó gây ra.

* Chú ý: Chú ý: Trong mọi trường hợp phái luôn đề phòng những tiếng động do địch tạo ra để nghỉ binh đánh lừa ta. Nếu được trang bị các phương tiện để nghe phải triệt để tận dụng 

c. Phát hiện địch

- Nhận biết qua các dấu hiệu: thay đổi địa hình, màu sắc, chuyển động, sợ hãi của người, súc vật hoảng hốt, tiếng động bất thường, tiếng súng nổ.

- Nhận biết qua dấu vết của địch: mẫu tàn thuốc lá, thức ăn thừa rơi vãi. 

đ) Chỉ mục tiêu

- Sử dụng vật chuẩn để chỉ mục tiêu.

- Nếu không có vật chuẩn, chọn địa hình, địa vật rõ ràng để làm chuẩn.


II. Truyền tin liên lạc, báo cáo

1. Ý nghĩa

Truyền tin liên lạc, báo cáo là trách nhiệm của từng người và là nội dung không thể thiếu trong chiến đấu. Truyền tin liên lạc, báo cáo để bảo đảm chỉ huy được thông suốt, giữ vững liên lạc hiệp đồng trong hành quân và chiến đấu giữa người chỉ huy với bộ đội, giữa đơn vị này. với đơn vị khác.

2. Yêu cầu

Nhanh chóng, chính xác, bí mật, nhớ các kí hiệu, ám hiệu đã quy định, tuyệt đối không để nội dung truyền tin, báo cáo rơi vào tay địch.

3. Hành động

Trong chiến đấu có nhiều phương pháp truyền tin liên lạc, báo cáo nhưng đối với từng người thì phương pháp chủ yếu là dùng lời nói, kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu.

a. Dùng lời nói

- Khi hành quân:

+ Truyền tin ban ngày: Dùng lời nói truyền tin xa địch, gần địch thì nói đủ nghe và bí mật.

+ Truyền tin ban đêm: Người trước lùi lại, người sau tiến lên, truyền tin xong về vị trí.

- Khi làm nhiệm vụ liên lạc, báo cáo: Nắm chắc nội dung truyền tin, hỏi lại nếu chưa rõ, hoàn thành nhiệm vụ rồi trở về báo cáo tỉnh hình.

- Bất ngờ gặp dịch hoặc tấn công: Triệt để lợi dụng địa hình tránh bị sát thương, nghi binh và lửa địch, nếu không tránh được phải nổ súng tiêu diệt địch và tìm mọi cách đưa tài liệu đến nơi đúng thời gian, không để tài liệu rơi vào tay địch.

b. Dùng kí hiệu, tin hiệu, âm hiệu

- Hành quân ban ngày: sử dụng phương tiện, động tác tay, mũ để liên lạc; ban đêm: dùng lân tinh, giả tiếng côn trùng và các kí hiệu đã quy định.

- Chiến đấu: dùng ám hiệu bằng ảnh sáng, màu sắc; phải thống nhất, tránh nhầm lẫn và bảo đảm bí mật.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Giáo dục Quốc phòng 11

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tổng hợp Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 9 ngắn gọn (Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo) theo chương trình Sách mới. Mời các bạn click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 01/08/2023