logo

Lý thuyết KHTN 8 Bài 37 Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 37. Hệ thần kinh và các giác quan ở người theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 37. Hệ thần kinh và các giác quan ở người


I. Hệ thần kinh


1. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

- Hệ thần kinh ở người có chức năng điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất. 

- Hệ thần kinh ở người có dạng hình ống, gồm hai bộ phận: bộ phận trung ương có não và tuỷ sống, bộ phận ngoại biên có các dây thần kinh và hạch thần kinh. Trong đó, bộ phận trung ương đóng vai trò chủ đạo.


2. Một số bệnh về hệ thần kinh và chất gây nghiện đối với hệ thần kinh

- Bệnh Parkinson: do thoái hoá tế bảo thần kinh, xuất phát từ các nguyên nhân cao tuổi, nhiễm khuẩn (viêm não) hoặc nhiễm độc thần kinh. Bệnh gây suy giảm chức năng vận động, dẫn đến các triệu chứng run tay, mất thăng bằng, khó khăn khi di chuyển. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Để phòng bệnh, nên bổ sung vitamin D từ thực phẩm hoặc tắm nắng, luyện tập thể dục, thể thao hợp lí, tránh xa mỗi trường độc hại.

- Bệnh động kinh: do rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, nguyên nhân có thể do di truyền, chấn thương hoặc các bệnh về não. Triệu chứng phổ biến của bệnh là co giật hoặc có những hành vi bất thường, đôi lúc mất ý thức. Để phòng bệnh, nên giữ tinh thần vui vẻ, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục, thể thao hợp lí, ăn uống đủ chất.

- Bệnh Alzheimer: do rối loạn thần kinh, thường gặp ở người cao tuổi. Người bị bệnh có những triệu chứng phổ biến như mất trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, lầm cấm, khả năng hoạt động kém. Để phòng bệnh, nên luyện trí não bằng cách đọc sách, báo có chế độ ăn uống hợp lí giữ tinh thần thoải mái và tăng cường vận động.


II. Các giác quan


1. Thị giác

a) Cấu tạo và chức năng

- Thị giác có cấu tạo gồm mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở não. Thị giác có chức năng quan sát, thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện tượng, giúp não nhận biết và xử lí thông tin.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

b) Quá trình thu nhận ánh sáng:

- Chúng ta có thể nhìn thấy vật là do có ánh sáng phản chiếu từ vật khúc xạ qua giác mạc và thể thuỷ tinh tới màng lưới.

- Ánh sáng tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác, gây hưng phấn các tế bào này và truyền theo dây thần kinh thị giác tới não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.

c) Một số bệnh, tật về thị giác:

- Khả năng nhìn có thể bị suy giảm do một số bệnh và tật như bệnh đau mắt đỏ, tật cận thị, viễn thị và loạn thị.

- Bệnh đau mắt đỏ do virus Adeno, vi khuẩn Staphylococcus,... gây nên. Người bị bệnh đau mắt đỏ có các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, có nhiều ghèn (dù) mắt, cộm mắt.

- Cận thị, viễn thị và loạn thị là các tật về mắt. Khi bị mắc các tật này, ảnh của vật sẽ không hiện trên màng lưới.

- Cận thị có thể do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do nhìn gần khi đọc sách hay làm việc trong ánh sáng yếu, lâu dẫn làm thể thuỷ tinh phóng lên. Tình trạng này kéo dài làm thể thuỷ tinh mất dần khả năng đàn hồi.

- Viễn thị có thể do cấu mắt quả ngắn hoặc thể thuỷ tinh bị lão hoá xẹp xuống khó phóng lên.

- Loạn thị do giác mạc bị biến dạng không đều khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm.


2. Thính giác

a) Cấu tạo và chức năng

- Tai có cấu tạo gồm ba phần: tai ngoài gồm vành tai và ống tai; tai giữa có màng nhĩ và chuỗi xương tai, có vòi tai thông với khoang miệng; tai trong có ốc tai chứa các cơ quan thụ cảm âm thanh, từ ốc tai có dây thần kinh thính giác đi về não.

- Thính giác có chức năng thu nhận âm thanh từ môi trường, truyền lên não xử lí giúp ta nhận biết được âm thanh.

- Tai thu nhận âm thanh theo cơ chế truyền sóng âm. Âm thanh được loa tai hứng, truyền qua ống tại làm rung màng nhĩ, gây tác động vào chuỗi xương tai làm rung các màng và dịch trong ốc tai. Những rung động này gây hưng phấn cơ quan thụ cảm, làm xuất hiện xung thần kinh đi theo dây thần kinh thính giác về não cho ta cảm nhận âm thanh.

b) Một số bệnh về thính giác

- Bệnh viêm tai giữa: là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm tai giữa do vi khuẩn. Nguyên nhân gây bệnh có thể là nước bắn vào tai, ráy tai bị nhiễm khuẩn, thiếu máu não, nhiễm lạnh hoặc biến chứng từ các bệnh vùng mũi, họng. Bệnh thường có các triệu chứng như đau tai, nhức đầu, giảm thính giác, có dịch lỏng và hôi chảy từ tai, có thể kèm theo sốt nhẹ và đau họng.

- Bệnh ù tai: do một số nguyên nhân như làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, nghe tiếng bom, mìn nổ, ráy tai nhiều gây tắc nghẽn, có dị vật ở tai, thiếu máu não... Người bị bệnh thường không nghe rõ được âm thanh và luôn nghe thấy tiếng "ù ù" trong tai.


III. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 37 (có đáp án)

Câu 1: Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Tiểu não

B. Trụ não

C. Tủy sống

D. Hạch thần kinh

Giải thích

Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần hạch thần kinh. Hạch thần kinh là những khối tế bào thần kinh nằm bên ngoài hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tuỷ sống. Hạch thần kinh có chức năng truyền thông tin giữa các dây thần kinh trong hệ thần kinh ngoại biên.

Câu 2: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là

A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.

B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.

C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.

D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Giải thích

Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.

Câu 3: Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là

A. màng cơ sở.

B. màng tiền đình.

C. màng nhĩ.

D. màng cửa bầu dục.

Giải thích

Màng nhĩ là một màng mỏng nằm giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có chức năng truyền âm thanh từ tai ngoài đến tai giữa.

Câu 4: Đồ uống nào dưới đây gây hại cho hệ thần kinh ?

A. Nước khoáng

B. Nước lọc

C. Rượu

D. Sinh tố chanh leo

Câu 5: Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?

A. Cấu tạo

B. Chức năng

C. Tần suất hoạt động

D. Thời gian hoạt động

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 37. Hệ thần kinh và các giác quan ở người theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 25/03/2023 - Cập nhật : 13/08/2023