logo

Lý thuyết KHTN 8 Bài 29 Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 29. Sự nở vì nhiệt theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 29. Sự nở vì nhiệt


I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

- Thí nghiệm mô tả ở Hình 29.1 được sử dụng để tìm hiểu sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 29

- Ba thanh nhôm, đồng, sắt được sử dụng trong thí nghiệm.

- Các thanh được đặt trong khay đựng cồn để đảm bảo tăng nhiệt độ đồng đều.

- Bộ phận ghi độ dãn nở của các thanh được sử dụng để ghi lại sự thay đổi kích thước của các thanh khi tăng nhiệt độ.

- Khi đốt cồn trong khay, các kim chỉ thị quay. Kim ứng với thanh nhôm quay nhiều nhất, kim ứng với thanh sắt quay ít nhất.

- Khi tắt đèn cồn, các kim chỉ thị dẫn quay trở lại vị trí ban đầu.

- Nhận xét: Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.


II. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên

- Chất lỏng co lại khi lạnh

- Các chất lỏngkhác nhau nở vì nhiệt khác nhau.


III. Sự nở vì nhiệt của chất khí

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 29 (ảnh 2)

IV. Công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt


1. Công dụng

- Sự nở vì nhiệt của các chất có nhiều công dụng. Sau đây là một số ví dụ:

- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí được dùng vào việc chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau.

- Sự nở vì nhiệt của chất khí được dùng vào việc chế tạo các loại khinh khí cầu


2. Tác hại

- Sự nở vì nhiệt cũng có thể có tác hại với thiên nhiên và cuộc sống của con người. Sau đây là một số ví dụ:

- Sự nở vì nhiệt là một trong những nguyên nhân làm cho mực nước biển dâng lên, dẫn đến thu hẹp đất ở những vùng ven biển, tăng sự xâm nhập mặn vào những vùng đất còn lại,... ảnh hưởng không những đến thiên nhiên mà đến cả cuộc sống của con người.

- Sự nở vì nhiệt của chất rắn có thể tạo ra lực có cường độ cực mạnh đủ sức làm biến dạng đường sắt, đường ống dẫn nước, dẫn khí,... có thể gây ra tai nạn nguy hiểm.


IV. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 29 (có đáp án)

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxy?

A. không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi

B. không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi

C. không khí và oxi nở vì nhiệt như nhau 

D. cả ba kết luận trên đều sai 

Giải thích

Không khí và khí oxy đều là các chất khí có thể nở vì nhiệt. Khi nhiệt độ tăng, các phân tử khí di chuyển nhanh hơn và va chạm với nhau nhiều hơn. Điều này làm cho thể tích của khí tăng lên. Không khí và khí oxy đều có khối lượng mol bằng nhau, nghĩa là chúng có cùng số phân tử trong một đơn vị thể tích. Do đó khi nhiệt độ tăng lên thì không khí và khí oxy đều nở vì nhiệt như nhau.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn

A. nhiều hơn- ít hơn

B. nhiều hơn- nhiều hơn

C. ít hơn- nhiều hơn

D. ít hơn- ít hơn

Giải thích

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Nguyên nhân là do các phân tử trong chất khí có khoảng cách lớn hơn các phân tử trong chất lỏng và chất rắn. Các phân tử trong chất lỏng và chất rắn di chuyển chậm hơn và va chạm với nhau ít hơn nên chúng không nở vì nhiệt nhiều như chất khí.

Câu 3: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

C. Chỉ có chiều cao tăng.

D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Giải thích

Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng. Sự nở vì nhiệt là sự tăng về kích thước của một vật khi nhiệt độ của vật đó tăng lên. Vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt sẽ nở vì nhiệt khi nhiệt độ của nó tăng lên.

Câu 4: Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì

A. lốp xe dễ bị nổ 

B. lốp xe dễ bị xuống hơi 

C không có hiện tượng gì xảy ra đối với lốp xe

D. cả ba kết luận trên đều sai

Câu 5: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 29. Sự nở vì nhiệt theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2023 - Cập nhật : 13/08/2023