logo

Lý thuyết KHTN 8 Bài 18 Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 18. Tác dụng làm quay của lực, Moment lực theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 18. Tác dụng làm quay của lực, Mômen lực


I. Lực có thể làm quay vật

- Thí nghiệm:

+ Chuẩn bị: 

Thanh nhựa cứng có lỗ cách đều;

Giá thí nghiệm;

Các quả nặng có móc treo.

+ Tiến hành:

Gắn thanh nhựa lên giá tại trục quay O sao cho thanh nằm cân bằng theo phương ngang.

Lần lượt treo quả nặng vào các vị trí A, O, C trên thanh và quan sát hiện tượng xảy ra.

Từ kết quả thí nghiệm, thực hiện nhiệm vụ sau:

Xác định vị trí treo quả nặng để thanh quay và không quay.

Mô tả tác dụng làm quay của lực khi treo quả nặng vào điểm A và điểm C.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 18

II. Moment lực

- Moment lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc trục.

- Độ lớn của moment lực tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm tác dụng của lực đến trục quay.

- Khi lực tác dụng càng xa trục quay, moment lực càng lớn và tác dụng làm quay càng mạnh.


III. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án)

Câu 1: Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?

A. Giá của lực F không đi qua trục quay.

B. Giá của lực F song song với trục quay.

C. Giá của lực F đi qua trục quay.

D. Giá của lực F có phương bất kì.

Câu 2: Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật?

A. Mặt bàn học.

B. Cái tivi.

C. Chiếc nhẫn trơn.

D. Viên gạch.

Giải thích:

Trong các vật trên, từ cách xác định trọng tâm của vật rắn, ta thấy: Chiếc nhẫn trơn có trọng tâm không nằm trên vật

Câu 3: Đơn vị của moment lực là:

A. m/s.

B. N.m.

C. kg.m.

D. N.kg.

Câu 4: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Moment của ngẫu lực có độ lớn bằng:

A. M = 0,6 N.m.

B. M = 600 N.m.

C. M = 6 N.m.

D. M = 60 N.m.

Giải thích:

- Áp dụng công thức tính moment lực đối với một trục quay: M = F.d

* Ta có: M = F.d = 20.0,3 = 6 (Nm)

Câu 5: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là:

A. 200 N.m.

B. 200 N/m.

C. 2 N.m.

D. 2 N/m.

Giải thích:

Áp dụng công thức tính moment lực đối với một trục quay: M = F.d

M = F . d = 10 x 0,2 = 2N . m

Chọn: C

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 18. Tác dụng làm quay của lực, Moment lực theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2023 - Cập nhật : 13/08/2023