logo

(Cánh diều) Lý thuyết KHTN 8 Bài 20: Sự nhiễm điện

Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 20. Sự nhiễm điện theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 20. Sự nhiễm điện

Soạn Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 20


I. Sự nhiễm điện do cọ xát


1. Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát

- Nhiễm điện có thể hút các vật nhẹ như cong ven, vỏ trấu.

- Cách thực hiện: treo thanh nhựa vào giá thí nghiệm, cọ xát mảnh vải khô với thanh nhựa để làm vật nhiễm điện, đưa gần đầu thanh nhựa khác để quan sát hiện tượng xảy ra.

- Nhiễm điện do cọ xát: Nhiều thí nghiệm chứng tỏ có thể làm nhiễm điện các vật bằng cách cọ xát. Các vật nhiễm điện có thể hút hoặc đẩy nhau, và khi đặt gần nhau có thể phát ra tia lửa điện.


2. Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ xát

- Nguyên nhân nhiễm điện: Sau khi cọ xát, một vật trừ sẽ nhiễm điện dương, trong khi vật kia nhiễm điện âm.


3. Một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát

- Ví dụ về nhiễm điện: Các vật nhiễm điện có thể tương tự với miếng vải hay thanh nhựa. Hiện tượng nhiễm điện cũng xảy ra khi cởi áo len và khi cọ xát một quả bóng.


II. Dòng điện

- Dòng điện: Trong sự phóng điện giữa hai vật nhiễm điện trái dấu, các hạt mang điện tạo nên dòng điện, tồn tại trong thời gian ngắn. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.


III. Vật dẫn điện, vật cách điện

- Vật dẫn điện có các điện tích di chuyển tự do để tạo dòng điện, ví dụ như kim loại và cơ thể người

- Vật cách điện không có các điện tích di chuyển tự do để tạo dòng điện, ví dụ như giấy bóng kính và thanh nhựa


IV. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 20 (có đáp án)

Câu 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng

A. Đẩy các vật khác      

B. Hút các vật khác

C. Vừa hút vừa đẩy các vật khác       

D. Không hút, không đẩy các vật khác

Giải thích:

Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác vì sẽ tạo nên hiện tượng nhiễm điện, hai vật nhiễm điện sẽ luôn hút nhau.

Câu 2: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:

A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.

B. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.

C. Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.

D. Khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Giải thích:

Có thể thấy, khi chải tóc bằng lược nhựa trong những ngày hanh khô sẽ thấy sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra là vì khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện, tạo nên hai vật nhiễm điện cùng dấu, từ đó có hiện tượng lược hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Câu 3: Khi cọ xát miếng vải khô vào thanh nhựa thì:

A. Miếng vải nhiễm điện âm

B. Thanh nhựa nhiễm điện dương

C. Miếng vải nhiễm điện âm, thanh nhựa nhiễm điện dương

D. Miếng vải nhiễm điện dương, thanh nhựa nhiễm điện âm

Câu 4: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:

A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.

B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.

C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.

D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.

Giải thích:

Khi có sự cọ xát giữa các vật thể với nhau sẽ xảy ra hiện tượng nhiễm điện vì vậy sau một thời gian hoạt động, cánh quạt sẽ dính nhiều bụi vì đã xảy ra hiện tượng nhiễm điện.

Câu 5: Điền vào chỗ trống: "Dòng điện là dòng các hạt ... dịch chuyển ..."

A. electron, có hướng

B. electron, tự do

C. mang điện, có hướng

D. mang điện, tự do

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 20. Sự nhiễm điện theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 19/08/2023