logo

Lý thuyết GDCD 8 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

Tóm tắt kiến thức Lý thuyết GDCD 8 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng và làm bài tập trắc nghiệm GDCD 8 Bài 17 hay nhất.


Tóm tắt Lý thuyết GDCD 8 Bài 17

I.Khái quát nội dung câu chuyện

   - Rừng là tài sản công cộng được nhà nước giao cho kiểm lâm, Ủy ban nhân dân, cấp chính quyền có trách nhiệm quản lý.

   - Thấy hành vi phá hoại tài sản chung của nhà nước cần:

   + Báo cho cơ quan có thẩm quyền.

   + Phê phán và ngăn cản các hành vi phá hoại.

=> Ý nghĩa: Chúng ta cần có trách nhiệm với tài sản của nhà nước, bảo vệ tài sản nhà nước chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

II. Nội dung bài học

2.1.Tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng.

   - Đất đai, rừng núi, sông, hồ, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình văn hoá, xã hội...

   - Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Bảo vệ khu du tịch tâm linh (chùa) chính là bảo vệ tài sản của nhà nước.

2.2. Nghĩa vụ của công dân đối với Tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng.

   - Công dân phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

   - Không được xâm phạm tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.

   - Khi được giao quản lí, sử dụng phải bảo quản, giữ gìn...

2.3. Nhà nước ban hành và tổ chức

thực hiện các quy định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân.


Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 17 có đáp án

Câu 1: Lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước có ý nghĩa là?

A. Để phát triển kinh tế đất nước.

B. Nâng cao đời sống vật chất.

C. Nâng cao đời sống tinh thần.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 2 : Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng được gọi chung là?

A. Điều kiện cơ bản.

B. Điều kiện cần thiết.

C. Điều kiện tối ưu.

D. Cơ sở vật chất.

Đáp án: D

Câu 3 : Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?

A. Tôn trọng và bảo vệ.

B. Khai thác và sử dụng hợp lí.

C. Chiếm hữu và sử dụng.

D. Tôn trọng và khai thác.

Đáp án: A

Câu 4: Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là?

A. Phá hoại lợi ích công cộng.

B. Phá hoại tài sản của nhà nước.

C. Phá hoại tài sản.

D. Phá hoại lợi ích.

Đáp án: B

Câu 5: Tài sản của nhà nước gồm có?

A. Tài nguyên đất.

B. Tài nguyên nước.

C. Tài nguyên và khoáng sản.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 6: Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là?

A. Lợi ích.

B. Lợi ích tập thể.

C. Lợi ích công cộng.

D. Lợi ích nhóm.

Đáp án: C

Câu 7: Mức hình phạt cao nhất đối với người có hành vi phạm tội nếu nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội là?

A. Chung thân.

B. Phạt tù.

C. Tử hình.

D. Cảnh cáo.

Đáp án: C

Câu 8: Biểu hiện bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?

A. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học.

B. Ngăn chặn nạn phá rừng.

C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 9: Biểu hiện không bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?

A. Khai thác khoáng sản kiệt quệ.

B. Dùng mìn để bánh bắt cá ngoài biển.

C. Bán máy tính tại cơ quan làm việc lấy tiền đút túi.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 10: Đối với người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đến 50 triệu đồng bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 6 tháng đến 3 năm.

B. Từ 6 tháng đến 5 năm.

C. Từ 6 tháng đến 1 năm.

D. Từ 6 tháng đến 2 năm.

Đáp án: A

icon-date
Xuất bản : 12/02/2022 - Cập nhật : 12/02/2022