logo

Lý thuyết GDCD 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội

Tóm tắt kiến thức Lý thuyết GDCD 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội và làm bài tập trắc nghiệm GDCD 8 Bài 13 hay nhất.


Tóm tắt Lý thuyết GDCD 8 Bài 13

I. Khái quát nội dung câu chuyện

* Câu chuyện 1

  - Các bạn trong lớp chơi tú – lơ – khơ: Chơi vui, ai chơi bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò.

   - Tú đề nghị: Chơi phải có thưởng, lấy tiền mừng tuổi chơi ⇒ Hành động xấu.

   - An ngăn cản: Nói việc làm đó là vi phạm pháp luật ⇒ Hành động tốt.

* Câu chuyện 2

   - P và H vi phạm pháp luật: Đam mê cờ bạc, sang nhà bà Tâm đánh bạc.

   - Bà Tâm vi phạm pháp luật: tàng trữ chất ma túy, dụ dỗ P và H hút thuốc phiện.

=> Ý nghĩa: Các tệ nạn xã hội nói chung gây nguy hiểm đối với tất cả mọi người, đặc biệt các lứa tuổi thanh thiếu niên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn để tránh xa các tệ nạn xã hội.

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm

   - Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi.

      + Sai lệch chuẩn mực xã hội.

      + Vi phạm đạo đức và pháp luật.

      + Gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

   - Có nhiều loại tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội

Bạo lực gia đình là 1 biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội.

   - Ví dụ : ma túy, mại dâm, trộm cắp, lừa đảo, giết người…

2.2 Tác hại của tệ nạn xã hội

   - Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.

   - Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.

   - Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS.

2.3 Pháp luật nước ta quy định việc phòng chống tệ nạn xã hội

   - Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

   - Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt, hoạt động mại dâm.

   - Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc.

2.4 Học sinh phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội

   - Có lối sống giản dị, lành mạnh.

   - Không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

   - Tham gia các hoạt động, phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.


Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 13 có đáp án

Câu 1: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Ma túy,mại dâm .

B. Cờ bạc, rượu chè.

C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: A

Câu 2: Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?

A. Tử hình.

B. Chung thân.

C. Phạt tù.

D. Cảnh cáo.

Đáp án: A

Câu 3: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 năm đến 3 năm.

B. Từ 3 năm đến 5 năm.

C. Từ 2 năm đến 7 năm.

D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Đáp án: C

Câu 4: Các loại tệ nạn xã hội là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.

B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.

C. Ma túy, mại dâm.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 5: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.

B. Cảnh cáo.

C. Phạt tù.

D. Khuyên răn.

Đáp án: A

Câu 6: Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy.

C. Mại dâm.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 7: Tác hại của tệ nạn xã hội là?

A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.

B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 8 : Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

A. 12 năm.

B. 13 năm.

C. 14 năm.

D. 15 năm.

Đáp án: D

Câu 9: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

Đáp án: B

Câu 10: Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là ?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Vi phạm quy chế.

Đáp án: A

icon-date
Xuất bản : 12/02/2022 - Cập nhật : 12/02/2022