logo

Lý thuyết GDCD 6: Bài 9. Lịch sự, tế nhị


Bài 9. Lịch sự, tế nhị

1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?

- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

Lý thuyết GDCD 6: Bài 9. Lịch sự, tế nhị - Chi tiết, hay nhất

- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá. 

2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị

- Thể hiện sự  hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội.

- Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.

- Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người. 

3. Cách rèn luyện

- Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.

- Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.


BÀI TẬP 

1. Những biểu hiện nào không lịch sự, tế nhị?

Trả lời :

- Thái độ cộc cằn

- Cử chỉ sỗ sàng

- Ăn nói thô tục

- Nói trống không

- Nói quá to

- Quát mắng người khác

2. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về lịch sự, tế nhị 

Trả lời :

- Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

- Rượu nhạt uống lắm cũng say

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm

- Một câu nhịn chín câu lành

Tham khảo thêm Lý thuyết GDCD 6: Bài 10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021