logo

Lý thuyết GDCD 6: Bài 2. Siêng năng, kiên trì


Mục lục nội dung

Bài 2. Siêng năng, kiên trì

1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.

Lý thuyết GDCD 6: Bài 2. Siêng năng, kiên trì - Chi tiết, hay nhất

* Trái với siêng năng là: lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám...

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

* Trái với kiên trì là: nản lòng, chóng chán...

1-  Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..

2-Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.

3-Trong các hoạt động khác:  kiên trì luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường...

2. Ý nghĩa

- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 

3. Cách rèn luyện

* Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:

-  Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập.

Lý thuyết GDCD 6: Bài 2. Siêng năng, kiên trì - Chi tiết, hay nhất (ảnh 2)

-  Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.

-  Trong các hoạt động khác:   (kiên trì luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường...) 

4. Những câu tục ngữ hay về siêng năng kiên trì

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Nói chín thì nên làm mười. Nói mưới làm chín kẻ cười người chê

- Siêng làm thì có

- Siêng học thì hay

- Miệng nói tay làm

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ

- Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng

- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn

- Mưa lâu thấm đất

- Luyện mới thành tài, miệt mài tất học giỏi

5. Liên hệ bản thân

Em hãy tự đánh giá mình đã siêng năng và kiên trì hay chưa?

- Học bài cũ

- Làm bài mới

- Giúp mẹ (nấu cơm, quét nhà, chăm sóc em)

- Rèn luyện thân thể

Tham khảo thêm Lý thuyết GDCD 6: Bài 3. Tiết kiệm

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021