logo

Lý thuyết GDCD 11 hay nhất

Tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức Lý thuyết GDCD 11 hay nhất bám sát nội dung SGK Giáo dục công dân 11, giúp các bạn học tốt hơn.

MỤC LỤC LÝ THUYẾT GDCD 11 ĐẦY ĐỦ NHẤT

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 2. Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 5. Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 6. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 7. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 8. Chủ nghĩa xã hội

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 9. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 11. Chính sách dân số và giải quyết việc làm

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ, văn hoá

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 14. Chính sách quốc phòng và an ninh

 Lý thuyết GDCD 11: Bài 15. Chính sách đối ngoại

Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế

1. Sản xuất của cải vật chất

 

Lý thuyết GDCD 11: Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế - Chi tiết, hay nhất

 

a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

- Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội

+ Con người luôn cần ăn, mặc, ở, đi lại,… vì vậy cần sản xuất để đáp ứng các nhu cầu đó.

+ Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất.

- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.

+ Là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội.

+ Giúp con người ngày càng hoàn thiện và phát triển toàn diện.

=> Sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định toan bộ sự vận động của đời sống xã hội.

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

 

Lý thuyết GDCD 11: Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế - Chi tiết, hay nhất

 

a. Sức lao động

- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

- Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dung sức lao động trong hiện thực.

- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.

b. Đối tượng lao động

- Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.

- Đối tượng lao động có hai loại:

+ Loại có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được => đối tượng của ngành công nghiệp khai thác (đất, tôm cá,…)

+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến gọi là nguyên liệu à đối tượng của các ngành công nghiệp chế biến (sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy,…)

- Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú, con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn.

c. Tư liệu lao động

- Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.

- Tư liệu lao động chia làm ba loại:

+ Công cụ lao động => yếu tố quan trọng nhất, “là căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế”.

+ Hệ thống bình chứa.

+ Kết cấu hạ tầng => phải đi trước một bước so với sản xuất trực tiếp.

- Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành tư liệu sản xuất. Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất.

- Sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất. Trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.

=> Trách nhiệm của mỗi công dân: thường xuyên rèn luyện, học tập để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mỗi trường.

3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với  cá nhân, gia đình và xã hội

a. Phát triển kinh tế 

- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và ông bằng xã hội.

- Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung:

+ Sự tăng trưởng kinh tế: sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định.

+ Quy mô tăng trưởng kinh tế.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Cơ sở của tăng trưởng kinh tế: cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội

- Đối với cá nhân: giúp có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện bản thân.

- Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đinh.

- Đối với xã hội:

+ Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng, giảm bớt tình trạng đói nghèo…

+ Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.

+ Là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế,..; đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tang hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

+ Là điều kiện tên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.

=> Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Bài 2: Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường

1. Hàng hóa

 

Lý thuyết GDCD 11: Bài 2. Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - Chi tiết, hay nhất

 

a. Hàng hóa là gì?

- Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.

- Ba điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:

+ Do lao động tạo ra.

+ Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

+ Trước khi đi vào tiêu dung phải thông qua mua – bán.

- Hàng hóa là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.

b. Hai thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa:

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

+ Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một hàng hóa được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng.

+ Để bán được trên thị trường, người sản xuất luôn tìm cách làm cho hàng hóa của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.

- Giá trị hàng hóa

+ Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.

+ Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.

2. Tiền tệ

 

Lý thuyết GDCD 11: Bài 2. Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - Chi tiết, hay nhất

 

a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ 

- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

- Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.

- Bốn hình thái giá trị (đọc thêm)

+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.

+ Hình thái giá trị chung.

+ Hình thái tiền tệ.

b. Các chức năng của tiền tệ 

- Thước đo giá trị

+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).

+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.

- Phương tiện lưu thông

+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.

+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.

- Phương tiện cất trữ

+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.

+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.

- Phương tiện thanh toán

+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)

+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

- Tiền tệ thế giới

+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.

+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái. 

=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

3. Thị trường

 

Lý thuyết GDCD 11: Bài 2. Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - Chi tiết, hay nhất

 

a. Thị trường là gì? 

- Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

- Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ: hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hóa.

b. Các chức năng cơ bản của thị trường

- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa: Những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được.

- Chức năng thông tin: Là căn cứ quan trọng để người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.

Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.

=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.

/* */ /* */
/*
*/