logo

Lý thuyết KTPL 11 Bài 13 Chân trời sáng tạo: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội


1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội:

+ Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

* Ở phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách tham gia biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

* Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách: theo dõi những nội dung công khai; bàn và quyết định những nội dung quan trọng thông qua hình thức bỏ phiếu công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các cuộc họp cử tri hoặc thông qua hình thức phát phiếu lấy ý kiến; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; tham gia giám sát những hoạt động của chính quyền theo quy định của pháp luật.

+ Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; tôn trọng quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội của người khác; không lợi dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội để vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.


2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Công dân có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định về quyền này. Đồng thời, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

A. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

B. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính… của công dân.

C. Sức khỏe, tính mạnh, danh dự và nhân phẩm của công dân bị đe dọa.

D. Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ đất nước của công dân.

Câu 2: Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, chúng ta cần

A. Học tập, noi gương.

B. Khuyến khích, cổ vũ.

C. Lên án, ngăn chặn.

D. Thờ ơ, vô cảm.

Giải thích

Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, chúng ta cần lên án, ngăn chặn vì đây là những hành vi xấu, cần loại bỏ để xã hội được phát triển.

Câu 3: Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12A1, bạn C được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên C đã tự đọc dự thảo các văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo V (Bí thư Đoàn trường) đã nghiêm khắc phê bình C và giải thích cho C hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá nhân đối với hoạt động của Đoàn. C cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp.

A. Bạn C.

B. Thầy giáo V.

C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.

D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Giải thích

Trong trường hợp trên, hành vi của C đã khiến các đoàn viên khác trong lớp mất quyền bày tỏ ý kiến đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn và đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 4: Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Tham gia hiến máu nhân đạo.

B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

C. Từ chối nhận các di sản thừa kế.

D. Lan truyền bí mật quốc gia.

Giải thích

- Nghĩa vụ của công d trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội như:

+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật;

+ Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc;

+ Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng...

Câu 5: Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông C đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông C thường xuyên xảy ra ách tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo luận, đề xuất một số phương án giải quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương. Những phương án này đã được chính quyền địa phương cùng nhà trường xem xét, phân tích, đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy của trường học, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

A. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

B. Tham gia thảo luận, góp ý và biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

C. Tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.

D. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 11/08/2023