logo

Lý thuyết Công nghệ 9: Bài 3. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả 


Bài 3. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả 


I. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả

1. Chọn địa điểm:

- Gần nơi trồng, gần nơi tiêu thụ

- Gần nguồn nước

- Đất dễ thoát nước, bằng phẳng, đất màu mỡ, tầng canh tác dày ( 30-40cm), thành phần cơ giới trung bình, ít chua(5-6,5)

2. Thiết kế vườn ươm:

- Khu cây giống: Là khu đất trồng cây mẹ để lấy hạt, lấy cành chiết, cành giâm

- Khu nhân giống: Gồm có: 

+ Khu gieo hạt đem trồng, làm gốc ghép Khu ra ngôi cành chiết, khu ra ngôi cành giâm

+ Khu luân canh: Trồng cây rau đậu dùng để đổi chỗ cho 2 khu đất trên Các phương pháp nhân giống cây ăn quả:

Lý thuyết Công nghệ 9: Bài 3. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả  – TopLoigiai


II. Phương pháp nhân giống hữu tính

- Là phương pháp tạo cây con bằng hạt

- Khi nhân giống cần chú ý:

+ Nắm được đặc tính của hạt

+ Khi gieo hạt phải chú ý tưới nước và chăm sóc thường xuyên 

- Khó khăn: 

+ Dễ thoái hóa giống

+ Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

+ Cây chậm ra hoa, quả 


III. Phương pháp nhân giống vô tính:

Gồm : Chiết cành, giâm cành, ghép.

1. Chiết cành:

- Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.

- Cành khoẻ, có 1- 2 năm tuổi, không bị sâu ở giữa tầng tán vươn ra ánh sáng, đường kính 1- 1,5 cm.

- Thời vụ thích hợp: Tháng 2- 4 hoặc tháng 8- 9.

- Khó khăn:

+ Hệ số nhân giống thấp.

+ Cây chóng cỗi.

+ Tốn công.

2. Giâm cành:

- Dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành (Đoạn rễ).

- Làm nhà giâm cành nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con...tơi xốp, ẩm.

- Chọn cành non 1- 2 năm tuổi, chưa ra hoa.

- Chọn thời vụ thích hợp.

- Trước khi giâm, nhúng gốc giâm vào dung dịch chất kích thích ra rễ với nồng độ và thời gian thích hợp.

- Mật độ giâm đảm bảo các lá không che khuất.

- Duy trì độ ẩm trên mặt lá và đất.

- Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết (Nhà giâm).

3. Ghép:

Lý thuyết Công nghệ 9: Bài 3. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả  – TopLoigiai (ảnh 2)

- Gắn một đoạn cành (Hoặc cành) hay mắt (chồi) lên gốc của cây cùng họ...

- Chọn cành ghép ở cây có năng suất cao, ổn định.

- Chọn cây gốc ghép của cây cùng họ.

- Hai cách ghép: Ghép cành và ghép mắt.

+ Ghép cành: Ghép áp, ghép chẻ, ghép nêm.

+ Ghép mắt: Ghép cửa sổ, ghép mắt kiểu chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ.

- Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.

Bảng so sánh phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả 

Phương pháp nhân giống

Ưu điểm

Nhược điểm

1. Gieo hạt

- Đơn giản, dễ làm, chi phí ít.

- Hệ số nhân giống cao.

- Cây sống lâu.

- Khó giữ được đặc tính của cây mẹ.

- Lâu ra hoa, quả.

2. Chiết cành

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

-  Ra hoa, quả sớm.

- Mau cho cây giống.

- Hệ số nhân giống thấp.

- Cây chóng cỗi.

- Tốn công.

3. Giâm cành

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

-  Ra hoa, quả sớm.

- Hệ số nhân giống cao.

- Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết

(Nhà giâm).

4. Ghép

 

 

 

- Giữ được đặc tính của cây mẹ.

- Ra hoa, quả sớm.

- Hệ số nhân giống cao.

- Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

- Duy trì được nòi giống.

- Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc

chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.

Tham khảo thêm Lý thuyết Công nghệ 9: Bài 4. Thực hành giâm cành

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021