logo

Lý thuyết Công nghệ 9: Bài 1. Giới thiệu về nghề sửa chữa xe đạp


Bài 1. Giới thiệu về nghề sửa chữa xe đạp 


I. Vai trò, vị trí của nghề sửa chữa xe đạp

- Xe đạp đã được đưa vào sử dụng vào thế kỷ 19 ở châu Âu. Cho đến năm 2003, xe đạp có số lượng hơn một tỷ trên toàn thế giới, gấp đôi so với xe ô tô. Xe đạp là phương tiện chính của giao thông ở nhiều khu vực.

- Năm 1817, nam tước người Đức là Baron Karl von Drais đã phát minh ra chiếc xe mang tên ông gọi là Draisienne (xe của Drais) được xem là tổ tiên của xe đạp. Drais đã giới thiệu mô hình xe này cho công chúng tại Mannheim vào mùa hè 1817 và tại Paris năm 1818.

- Người lái ngồi dạng chân trên một khung gỗ được hỗ trợ bởi hai bánh xe và đẩy chiếc xe bằng hai chân của mình trong khi chỉnh hướng bằng bánh xe phía trước.

Lý thuyết Công nghệ 9: Bài 1. Giới thiệu về nghề sửa chữa xe đạp  – TopLoigiai

- Chiếc xe đạp đầu tiên khác gì so với xe đạp ngày nay?

+ Xe đạp ngày xưa : Không có săm lốp, không có lò xo ở yên xe, xe chạy được trên đường là do chân người đẩy. 

+ Xe đạp ngày nay : có lan hoa bằng thép, không phải lấy chân đây mà đạp vào bàn đạp để chuyển động xích xe quay liên tục vòng tròn. Có săm lốp giúp đi trên đường êm hơn, có hệ thống tay phanh mỗi khi muốn dừng...

 Lý thuyết Công nghệ 9: Bài 1. Giới thiệu về nghề sửa chữa xe đạp  – TopLoigiai (ảnh 2)

Lý thuyết Công nghệ 9: Bài 1. Giới thiệu về nghề sửa chữa xe đạp  – TopLoigiai (ảnh 3)

Kết luận: 

+ Xe đạp được nhiều người sử dụng nên nghề sửa chữa xe đạp là cần thiết

+ Học sửa chữa xe đạp giúp chúng ta tự sửa chữa đước xe cho chính mình hoặc cho người khác.

II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề

1. Đặc điểm:

- Đối tượng lao động 

- Nội dung lao động 

- Công cụ lao động 

- Điều kiện lao động 

- Sản phẩm lao động 

2. Yêu cầu:

- Kiến thức : Hiểu biết những kiến thức cơ bản về lĩnh vực cơ khí 

- Thái độ : Sửa chữa được những hư hỏng thông thường

- Kĩ năng : Yêu thích các công việc của nghề sửa chữa xe đạp

3. An toàn lao động:

Chú ý:

- Sử dụng các dụng cụ sửa chửa cẩn thận, đúng quy cách.

- Bố trí nơi làm việc không gần những vật dễ cháy, nổ


III. Triển vọng của nghề

- Là phương tiện giao thông thuận lợi, đơn giản.

- Bảo vệ được môi trường

- Nhu cầu về nghề sửa chữa xe đạp ngày càng tăng theo sự phát triển của dân số

⇒ Vì xe đạp được nhiều người sử dụng nên nghề sửa chữa xe đạp là rất cần thiết phục vụ nhu cầu sửa chữa, thay đổi thiết kế của người sử dụng xe.

Tham khảo thêm Lý thuyết Công nghệ 9: Bài 2. Cấu tạo của xe đạp

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021