logo

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lý 9 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Câu hỏi: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào?

A. độ lớn cảm ứng từ.

B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.

D. điện trở dây dẫn.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. điện trở dây dẫn.

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào điện trở dây dẫn.

Giải thích: 

Lực từ F = BlIsinα, không phụ thuộc vào điện trở dây dẫn.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về niệm lực từ, cảm ứng từ dưới đây nhé !


Kiến thức mở rộng về niệm lực từ, cảm ứng từ


1. Lực từ là gì?

 Lực từ là lực của từ trường tác dụng lên một vật mang hạt điện tích chuyển động (khung dây, đoạn dây, vòng dây tròn có điện…)

Chú ý: Trong kiến thức phổ thông chúng ta chỉ xét đến lực từ trong trường hợp vật bị tác động bởi từ trường đều. Nên khi ta nhắc đến từ trường và lực từ đều được hiểu là từ trường đều và lực từ được sinh ra bởi từ tường đều.

Trong đó từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau, các đường sức từ là những đường thẳng song song cùng chiều và cách đều nhau.


2. Lực điện từ là gì?

Trong phần nội dung kiến thức về lực điện từ của bộ môn vật lý lớp 9. Khái niệm lực điện từ được hiểu một cách đơn giản như sau:

+ Khi dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì nó sẽ chịu tác dụng của lực điện từ.

- Chiều của lực điện từ: Chiều của đường sức từ và chiều của dòng điện chạy bên trong dây dẫn quyết định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.

- Để xác định được chiều của lực điện từ chúng ta sử dụng quy tắc bàn tay trái. Chi tiết quy tắc bàn tay trái như sau:

+ Thực hiện đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào trong lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa hướng theo chiều của dòng điện, lúc này ngón tay cái choãi ra 90 độ chỉ chiều của lực điện từ.

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào?

3. Cảm ứng từ là gì?

Cảm ứng từ được ký hiệu bằng B là một đại lượng vật lý có hướng tại một điểm trong từ trường, đặc trùng cho độ mạnh yếu của từ trường, hướng của từ trường và tác dụng của lực từ. Chúng được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện được đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó.

- Đơn vị cảm ứng từ

+ Trong hệ SI đơn vị cảm ứng từ là Tesla (T).

 + Véc tơ cảm ứng từ

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào? (ảnh 2)

4. Biểu thức tổng quát của lực từ

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào? (ảnh 3)
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào? (ảnh 4)
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào? (ảnh 5)
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào? (ảnh 6)

 

Hướng dẫn:

Trước tiên ta phát biểu quy tắc bàn tay trái:

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái xòe rộng, sao cho lòng bàn tay hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực từ.

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào? (ảnh 7)
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào? (ảnh 8)
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào? (ảnh 9)
icon-date
Xuất bản : 02/04/2022 - Cập nhật : 14/06/2022