logo

Luật trẻ em quy định cơ sở cung cấp dịch vụ

Câu hỏi: Luật trẻ em quy định cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình thức nào?

A: Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập.

B: Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập và cơ sở tư nhân.

C: Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập.

D: Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập, cơ sở ngoài công lập và cơ sở tư nhân.

Đáp án đúng: C 

Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về quy định cơ sở cung cấp dịch bảo vệ trẻ em theo Luật bảo vệ trẻ em 2016 dưới đây.

Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là cơ sở do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoặc phối hợp, hỗ trợ thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ trẻ em theo cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 55 Luật trẻ em 2016 quy định cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em gồm có những loại hình sau đây:

Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập.

Ngoài ra, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em bao gồm:

- Cơ sở có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;

- Cơ sở có một phần chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Trên đây là nội dung trả lời về loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Trẻ em 2016, cụ thể:


Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

Điều 55. Các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

1. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là cơ sở do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoặc phối hợp, hỗ trợ thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ trẻ em theo cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp được quy định tại các Điều 48, 49 và 50 của Luật này.

2. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập.

3. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em bao gồm:

a) Cơ sở có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;

b) Cơ sở có một phần chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Điều 56. Điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được thành lập, đăng ký hoạt động khi đáp ứng các Điều kiện sau đây:

1. Có tôn chỉ, Mục đích hoạt động vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;

2. Có nội dung hoạt động nhằm thực hiện một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ trẻ em quy định tại các Điều 48, 49 và 50 của Luật này;

3. Có người đại diện là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức, am hiểu về trẻ em và bảo vệ trẻ em, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;

4. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính, nguồn nhân lực đáp ứng được Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 57. Thẩm quyền thành lập, cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em công lập thuộc thẩm quyền quản lý và cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em khác có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; xây dựng quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em thuộc lĩnh vực quản lý và kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em công lập và cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em khác có phạm vi hoạt động trong địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch chung các loại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trên địa bàn bảo đảm phù hợp với nhu cầu thực tế.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em công lập và cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em khác có phạm vi hoạt động trong địa bàn huyện.

Điều 58. Hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

1. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoạt động theo nội dung đã đăng ký và bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Các yêu cầu quy định tại Điều 47 của Luật này;

b) Tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

c) Thực hiện việc tiếp nhận, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và chuyển giao trẻ em, kết quả cung cấp dịch vụ cho trẻ em giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em;

d) Chịu sự hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Giữ bí mật thông tin liên quan đến trẻ em bị xâm hại, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

2. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tiếp nhận hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em.

Điều 59. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

1. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em vi phạm một trong các nội dung sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị đình chỉ, chấm dứt hoạt động hoặc đình chỉ, chấm dứt một phần hoạt động:

a) Không bảo đảm Điều kiện theo quy định tại Điều 56 của Luật này hoặc quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực mà cơ sở hoạt động;

b) Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em;

c) Sử dụng kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất sai Mục đích.

2. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em sẽ bị chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt một phần hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân và hậu quả dẫn đến việc bị đình chỉ.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cấp đăng ký hoạt động cho cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có quyền đình chỉ, chấm dứt hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đó.

icon-date
Xuất bản : 21/09/2021 - Cập nhật : 21/09/2021