logo

Luật trẻ em quy định có mấy hình thức chăm sóc thay thế, những hình thức nào

Câu hỏi: Luật trẻ em quy định có mấy hình thức chăm sóc thay thế, những hình thức nào?

A: 3 hình thức: Chăm sóc thay thế bởi người thân thích; Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích; Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi (việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi).

B: 4 hình thức: Chăm sóc thay thế bởi người thân thích; Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích; Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi (việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi); 

C: 5 hình thức: Chăm sóc thay thế bởi người thân thích; Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích; Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi (việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật; Chăm sóc thay thế t

D: 6 hình thức: Chăm sóc thay thế tại cộng đồng; Chăm sóc thay thế bởi người thân thích; Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích; Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi (việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định c

Đáp án đúng: B 4 hình thức

Cùng Top lời giải tìm hiểu những nội dung được quy định trong Luật trẻ e 2016 quy định về quyền chăm sóc thay thế dưới đây.


Quy định chung luật trẻ em

Điều 1. Trẻ em

Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Điều 2. Phạm vi Điều chỉnh

Luật này quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục, gia đình, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân).

[CHUẨN NHẤT] Luật trẻ em quy định có mấy hình thức chăm sóc thay thế, những hình thức nào

Chăm sóc thay thế

Điều 60. Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế

1. Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.

2. Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em.

3. Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.

4. Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.

5. Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 61. Các hình thức chăm sóc thay thế

1. Chăm sóc thay thế bởi người thân thích.

2. Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích.

3. Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi.

Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

4. Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Điều 62. Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế

1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.

2. Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.

3. Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ.

4. Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

Điều 63. Điều kiện chăm sóc thay thế

1. Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 60 của Luật này và đáp ứng các Điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Luật này;

b) Việc cho, nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em còn cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ, cha hoặc mẹ, trừ trường hợp trẻ em được áp dụng biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 50, Khoản 3 Điều 52 của Luật này hoặc khi cha, mẹ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

2. Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các Điều kiện sau đây:

a) Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;

b) Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;

c) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;

d) Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.

3. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân hỗ trợ về tinh thần và vật chất để trợ giúp chăm sóc thay thế cho trẻ em.

Điều 64. Trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế

1. Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm Điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với Điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế;

b) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời.

2. Người nhận chăm sóc thay thế có quyền sau đây:

a) Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn;

b) Được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.

Điều 65. Đăng ký nhận chăm sóc thay thế

1. Cá nhân, gia đình có nguyện vọng và đủ Điều kiện nhận trẻ em về chăm sóc thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật này đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế có đủ Điều kiện và gửi đến cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện.

3. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý danh sách, Điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trên địa bàn khi có trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế.

4. Người thân thích của trẻ em khi nhận chăm sóc thay thế không phải đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để ra quyết định giao chăm sóc thay thế.

5. Chính phủ quy định chi Tiết trình tự, thủ tục đăng ký, lập danh sách, Điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.

Điều 66. Thẩm quyền quyết định chăm sóc thay thế

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trên cơ sở xem xét các Điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 63 của Luật này.

Trường hợp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật và người nhận chăm sóc thay thế đồng ý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử người nhận chăm sóc thay thế đồng thời là người giám hộ cho trẻ em.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao trẻ em cho cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp huyện quản lý thực hiện chăm sóc thay thế.

3. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định giao trẻ em cho cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp tỉnh quản lý thực hiện chăm sóc thay thế.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định việc chăm sóc thay thế đối với trường hợp trẻ em được quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật này theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em được pháp luật quy định.

Điều 67. Đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra hành vi xâm hại trẻ em lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội trong trường hợp sau đây:

a) Trong thời gian làm thủ tục để trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;

b) Không lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;

c) Áp dụng biện pháp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 50 của Luật này.

2. Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm thường xuyên xem xét các trường hợp trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở để đề nghị chuyển hình thức chăm sóc thay thế.

3. Chính phủ quy định chi Tiết trình tự, thủ tục tiếp nhận, chuyển hình thức chăm sóc thay thế.

Điều 68. Theo dõi, đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế

1. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức tư vấn, hướng dẫn triển khai chính sách, biện pháp hỗ trợ người nhận chăm sóc thay thế và trẻ em được chăm sóc thay thế;

b) Rà soát danh sách trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội định kỳ 06 tháng; tiếp nhận kiến nghị của cơ sở trợ giúp xã hội để xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển trẻ em sang hình thức chăm sóc thay thế phù hợp;

c) Thanh tra, kiểm tra việc chăm sóc thay thế tại gia đình và cơ sở trợ giúp xã hội; xử lý theo thẩm quyền trường hợp xâm hại trẻ em hoặc vi phạm tiêu chuẩn chăm sóc trẻ em.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ 06 tháng đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế tại gia đình thuộc địa bàn quản lý, báo cáo cơ quan lao động – thương binh và xã hội cấp huyện để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp.

Điều 69. Chấm dứt việc chăm sóc thay thế

1. Việc chăm sóc thay thế chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ Điều kiện chăm sóc trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật này;

b) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;

c) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;

d) Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế;

đ) Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ Điều kiện thực hiện quyền của trẻ em.

2. Trường hợp cá nhân hoặc thành viên trong gia đình nhận chăm sóc thay thế xâm hại trẻ em thì phải chuyển ngay trẻ em ra khỏi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế và áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điều 50 của Luật này.

3. Trường hợp trẻ em muốn chấm dứt việc chăm sóc thay thế, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm xem xét để quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

4. Người ra quyết định chăm sóc thay thế có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế.

icon-date
Xuất bản : 21/09/2021 - Cập nhật : 21/09/2021