logo

Lợi ích của đòn bẩy là gì?

icon_facebook

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Lợi ích của đòn bẩy là gì?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lí 6 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Lợi ích của đòn bẩy là gì?

Lợi ích của đòn bẩy là giúp dịch chuyển vật một cách dễ dàng hơn so với nâng trực tiếp lên cao vì nó thay đổi hướng tác dụng của lực.


Kiến thức tham khảo về đòn bẩy 


1. Đòn bẫy là gì?

Đòn bẩy là một trong các loại máy cơ đơn giản được sử dụng nhiều trong đời sống để biến đổi lực tác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con người. Đòn bẩy là một vật rắn được sử dụng với một điểm tựa hay là điểm quay để làm biến đổi lực tác dụng của một vật lên một vật khác.

[CHUẨN NHẤT] Lợi ích của đòn bẩy là gì?

Archimedes đã từng nói: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái Đất lên". Đòn bẩy và nguyên tắc đòn bẩy được sử dụng nhiều trong các máy móc, thiết bị cũng như các vật dụng thông thường trong đời sống hằng ngày. Công thức mô men của đòn bẩy: Khoảng cách đến tâm của vật thể này x Trọng lượng của vật thể này = Khoảng cách đến tâm của vật kia x Trọng lượng của vật thể kia.


2. Cấu tạo của đòn bẩy

Thanh cứng với điểm tựa tạo thành đòn bẩy.

Khi dùng đòn bẩy để nâng vật thì đòn quay quanh điểm O gọi là điểm tựa và nó chịu tác dụng của hai lực, lực F1 do vật tác dụng vào đòn đặt tại điểm O1, lực F2 do ta tác dụng vào đòn đặt tại điểm F


3. Tác dụng của đòn bẩy

- Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

- Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.

- Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.


4. Lịch sử xuất hiện của đòn bẩy

 Những bằng chứng sớm nhất về cơ chế đòn bẩy bắt nguồn từ vùng Trung Đông cổ đại vào khoảng 5000 năm trước Công nguyên, khi đòn bẩy lần đầu tiên được sử dụng trong một cái cân thăng bằng đơn giản. Vào thời kỳ Ai Cập cổ đại vào khoảng 4400 năm trước Công nguyên, một bàn đạp chân có cấu tạo giống đòn bẩy đã được sử dụng trong khung dệt sớm nhất đã biết. Ở Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên, shadouf, một thiết bị giống như cần cẩu sử dụng cơ chế đòn bẩy, đã được phát minh. Trong kỹ thuật của Ai Cập cổ đại, các công nhân đã sử dụng đòn bẩy để di chuyển và nâng các vật thể nặng hơn 100 tấn. Điều này thể hiện rõ ở các hốc, rãnh bị đòn bẩy tác dụng tạo ra trong các khối đá lớn mà không có cách nào khác để thực hiện điều này ngoài đòn bẩy. 

Các tài liệu sớm nhất còn lại liên quan đến đòn bẩy có từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và được viết bởi Archimedes.


5. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cái kéo

B. Cái kìm

C. Cái cưa

D. Cái mở nút chai

Câu 2: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

A. OO1 = 90 cm, OO2 = 90 cm

B. OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm

C. OO1 = 60 cm, OO2 = 90 cm

D. OO1 = 60 cm, OO2 = 120 cm

Câu 3: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ?

A. Cầu trượt.

B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.

C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ.

D. Cây bấm giấy.

Câu 4: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có:

A. O2O = O1O

B. O2O > 4O1O

C. O1O > 4O2O .

D. 4O1O > O2O > 2O1O .

Câu 5: Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi

A. Khoảng cách OO1=OO2

B. Khoảng cách OO1>OO2

C. Khoảng cách OO1 < OO2

D.Tất cả đều sai

Câu 6: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Đòn bẩy.

B. Mặt phẳng nghiêng.

C. Ròng rọc cố định

D. Ròng rọc động.

Câu 7: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khoảng cách OO1 > OO2

B. Khoảng cách OO1 = OO2

C. Khoảng cách OO1 < OO2

D. Khoảng cách OO= 2OO2

Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. nhỏ hơn, lớn hơn

B. nhỏ hơn, nhỏ hơn

C. lớn hơn, lớn hơn

D. lớn hơn, nhỏ hơn

icon-date
Xuất bản : 16/03/2022 - Cập nhật : 17/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads