logo

Lỗ trống là gì lỗ trống mang điện tích gì?

Trong tinh thể bán dẫn, khi electron thoát ra khỏi liên kết để trở thành electron dẫn sẽ để lại một vị trí trống. Vị trí này được gọi là lỗ trống. Lỗ trống là một vị trí liên kết bị thiếu electron và lỗ trống mang điện dương.


Câu hỏi: Lỗ trống là gì? lỗ trống mang điện tích gì?

A. Một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện +e.

B. Một ion dương có thể di chuyển tự do trong bán dẫn.

C. Một vị trí liên kết bị thiếu electron nên mang điện dương.

D. Một vị trí lỗ nhỏ trên bề mặt khối chất bán dẫn.

Trả lời:

Đáp án đúng: C

Lỗ trống là một vị trí liên kết bị thiếu electron nên lỗ trống mang điện dương.


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án C.

Lỗ trống điện tử (tiếng Anh: electron hole) thường nói rút gọn là lỗ trống, là khái niệm về sự thiếu hụt điện tử ở vị trí lẽ ra có thể tồn tại điện tử ở đó, trong một nguyên tử hay mạng nguyên tử. 

Lỗ trống là gì lỗ trống mang điện tích gì

Trong tinh thể bán dẫn, khi êlectron thoát ra khỏi liên kết để trở thành êlectron dẫn sẽ để lại một vị trí trống. Vị trí này được gọi là lỗ trống. 

Vì ban đầu bán dẫn trung hòa về điện nên lỗ trống mang điện tích dương và có độ lớn bằng điện tích của êlectron.

Như vậy, lỗ trống mang điện tích nguyên tố dương vì nó là một nguyên tử mất êlectron

Trong chất bán dẫn, electron và lỗ trống được sinh ra và là các hạt tải điện. Bạn hãy tìm hiểu về cách electron và lỗ trống sinh ra trong Bán dẫn tinh khiết , Bán dẫn loại n và Bán dẫn loại p nhé.

- Bán dẫn tinh khiết: Một electron bị đứt ra khỏi liên kết trở nên tự do và thành hạt tải điện (electron dẫn). Chỗ liên kết bị đứt thiếu 1 electron nên mang điện dương gọi là lỗ trống.

- Bán dẫn loại n: Pha tạp thêm chất có 5 electron hóa trị vào những chất có chứa 4 electron hóa trị. Điều này làm cho electron bị thừa ra tạo thành electron tự do làm hạt tải điện cho chất bán dẫn.

- Bán dẫn loại p: Pha tạp thêm chất có 3 electron hóa trị vào chất có 4 electron hóa trị (Silic). Muốn chúng liên kết với nhau thì chất pha tạp phải lấy một electron của Si làm xuất hiện một lỗ trống. Vì vậy hạt tải điện trong bán dẫn loại p chủ yếu là lỗ trống.


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về các chất bán dẫn

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của chất bán dẫn là không đúng:

A. Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhưng nhỏ hơn so với chất điện môi

B. Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng

C. Điện trở suất của chất bán dẫn tăng mạnh khi nhiệt độ tăng

D. Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể

Đáp án: C

Câu 2. Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là:

A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường

B. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường

C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường

D. Dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường

Đáp án: D

Câu 3. Khi vật dẫn ở trạng thái siêu dẫn, điện trở của nó:

A. Vô cùng lớn

B. Có giá trị âm

C. Bằng không

D. Có giá trị dương xác định

Đáp án: C

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây không đúng? Bán dẫn tinh khiết khác bán dẫn pha lẫn tạp chất ở chổ

A. Bán dẫn tinh khiết có mật độ electron và lỗ trống như nhau

B. Cùng một nhiệt độ, mật độ hạt mang điện tự do trong bán dẫn tinh khiết ít hơn trong bán dẫn có pha tạp chất

C. Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết tăng khi nhiệt độ tăng

D. Khi thay dổi nhiệt độ điện trở của bán dẫn tinh khiết thay đổi nhanh hơn điện trở của bán dẫn có pha tạp chất

Đáp án: C

Câu 5. Trong các bán dẫn loại nào mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do:

A. Bán dẫn tinh khiết

B. Bán dẫn loại p

C. Bán dẫn loại n

D. Hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n

Đáp án: B

Câu 6. Trong các bán dẫn loại nào mật độ electron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống:

A. Bán dẫn tinh khiết

B. Bán dẫn loại p

C. Bán dẫn loại n

D. Hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n

Đáp án: C

Câu 7. Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm:

A. Một lớp tiếp xúc p - n

B. Hai lớp tiếp xúc p - n

C. Ba lớp tiếp xúc p - n

D. Bốn lớp tiếp xúc p – n

Đáp án: A

Câu 8. Điôt bán dẫn có tác dụng:

A. Chỉnh lưu

B. Khuếch đại

C. Cho dòng điện đi theo hai chiều

D. Cho dòng điện đi theo một chiều từ catôt sang anôt

Đáp án: A

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 26/05/2022