logo

Liệt sỹ y dài hay i ngắn?

Câu trả lời chính xác nhất: Viết đúng từ Liệt sĩ thì chữ Sĩ là I ngắn mới đúng. Căn cứ Quyết định số 240 (không xác định thời hạn) quy định về viết chữ "i" hay "y" sau các phụ âm h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối. Theo đó, tất cả đều viết "i" ngắn trừ y đứng một mình, y đứng đầu từ và y trong vần "uy". Để hiểu rõ hơn về liệt sỹ y dài hay i ngắn, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Quy tắc phân biệt I ngắn và Y dài

Bộ GD-ĐT mới ban hành quy định về chính tả trong chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, quy định này chỉ quay lại với những quy định đã có trong quyết định số 240/QĐ ngày 5-3-1984 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi đó là bà Nguyễn Thị Bình ký.

Quyết định số 240 quy định về viết chữ "i" hay "y" sau các phụ âm h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối. Theo đó, tất cả đều viết "i" ngắn trừ y đứng một mình, y đứng đầu từ và y trong vần "uy".

Ví dụ cần viết là "bác sĩ", không viết "bác sỹ"; viết "tỉ lệ", chứ không viết "tỷ lệ"... còn Quy Nhơn thì phải viết y dài.

Nếu vận dụng triệt để nguyên tắc ngữ âm học theo kiểu 1 – 1 giữa âm và chữ, thì ngoài i ngắn/ y dài trong âm tiết mở nói trên, sẽ còn phải xử lý “nhất quán” hàng loạt trường hợp khác. Ví dụ:

i/y độc lập làm âm tiết: y tế, chuẩn y, ý nghĩa, ỷ thế, yêu cầu, yếu thế yểu điệu,… → i tế, chuẩn i, í nghĩa, iêu cầu,… Và i/y trong tổ hợp làm vần: uyên bác, khuyên bảo, quyên góp, thuyết minh,… → uiên bác, khuiên bảo, quiên góp, thuiết minh,…

c/k/q (cùng ghi âm “cờ”): quốc ca, cứu quốc, con đường quanh co,… → kuốc ka, kứu kuốc, kon đường kuanh ko,…

d/gi (cùng ghi âm “dờ”): giáo dục gia đình → dáo dục da đình hoặc záo zục za đình

g/gh (cùng ghi âm “gờ”): gồ ghề, ghen ghét → gồ gề, gen gét

ng/ngh (cùng ghi âm “ngờ”): ngấp nghé, ngông ghênh → ngấp ngé, ngông ngênh

Ngoài ra còn nhiều trường hợp “bất hợp lý” khác: viết u và o khi cùng ghi âm đệm /u/: quanh/ khoanh; viết u và o khi cùng ghi âm cuối /u/: báu/ báo; viết ă và a khi cùng ghi âm chính /a/ ngắn: săn/ sau (trẻ con vẫn đánh vần “á-u-au, sờ-au-sau”. v.v..

Qua những quy định trên, có thể tổng hợp quy tắc chính tả phân biệt "i" ngắn và "y" dài như sau:

– Nếu đứng một mình thì viết y (y tế, ý nghĩ).

– Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định).

– Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì viết y (yên ả, yêu thương).

– Nếu là vị trí đầu tiếng (không có âm đệm) thì viết i (im lặng, in ấn).

– Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì viết i (chui lủi, hoa nhài).

– Nếu trường hợp dùng được cả i và y mà không đổi nghĩa thì sẽ dùng i.

>>> Tham khảo: Tư liệu chữ viết là gì?

Liệt sỹ y dài hay i ngắn

2. Liệt sỹ y dài hay i ngắn? Sỹ hay Sĩ?

"Sĩ" là một trong năm thành phần chính của xã hội (Sĩ - Nông - Công - Thương - Binh). Từ "sĩ" chỉ đối tượng là con người, nhóm người. Do đó, khi ghép từ để chỉ "sĩ" trên phương diện hẹp hơn thì từ "sĩ" cần phải được giữ nguyên bản là i ngắn. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng "sỹ" và "sĩ" tùy tiện. Dẫn đến tình trạng bát nháo.

Trên thực tế, điểm qua chẳng có từ nào gọi là “sỹ”. Cụ thể như sau:

- Nếu theo con đường học hành, chữ đầu tiên thường gặp là sĩ số trên bảng đen để điểm danh. Bước vào cửa ải đầu tiên gọi là sĩ tử, chịu khó phấn đấu sẽ thành thạc sĩ rồi lên tiến sĩ và tột đỉnh là tiến sĩ khoa học. Học thành tài mà đóng góp với đời bằng kiến thức thì xưa là sĩ phu (Bắc Hà) còn nay là nhân sĩ. Người có học tại Hà Thành thường được gọi là kẻ sĩ. Được thế giới công nhận thì thành viện sĩ.

- Nếu theo đường binh nghiệp bước đầu là chiến sĩ hay binh sĩ. Tiếp tục phấn đấu sẽ thành hạ sĩ quan từ hạ sĩ lên trung sĩ rồi thượng sĩ. Chịu khó phấn đấu tiếp sẽ thành sĩ quan. Đánh giặc dũng cảm thì được gọi là dũng sĩ. Chẳng may chết trận sẽ nằm trong số tử sĩ. Nếu hy sinh một cách vinh quang sẽ được phong là liệt sĩ.

- Nếu theo con đường chính trị thì bước đầu chỉ là tay chân trên bàn cờ thế sự gọi là sĩ tốt. Tiếp theo thành kẻ nấp sau lưng bầy mưu tính kế gọi là mưu sĩ. Lên đến đỉnh trở thành nghị sĩ, cụ thể hơn là hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ.

- Còn theo nghiệp nghệ thuật thì người làm thơ gọi là thi sĩ, viết văn sẽ là văn sĩ (tuy nhiên chúng ta vốn ưu ái phụ nữ nên có từ nữ sĩ mà không có nam sĩ), người chế ra nhạc gọi là nhạc sĩ còn hát (nhạc) thì được gọi là ca sĩ.

- Trường hợp đứng sau 6 phụ âm /h, k, l, m, s, t/, về cơ bản, cũng đã hình thành một thói quen: viết i ngắn khi là từ thuần Việt; viết y dài khi là từ Hán Việt. Bây giờ chỉ cần chuẩn hóa thói quen đó. Bảng dưới đây liệt kê một số trường hợp trong đối sánh các từ đồng âm (trường hợp không có từ đồng âm, dùng ký hiệu X; các yếu tố Hán Việt đồng nghĩa chỉ nêu 1, 2 trường hợp, ví dụ: ly – “lìa ra”: ly hôn).

Phụ âm Từ thuần Việt Từ Hán Việt
h

(cười) hi hi

(mắt) ti hí, hí hoáy

hỉ mũi, hủ hỉ, hỉ hả

hy vọng

du hý, hý trường, hý viện

hiếu hỷ, hỷ xả, song hỷ

k

kì cọ, kì kèo

kí cóp, kí (kilôgam)

X

X

kĩ tính, kĩ càng

kỳ vọng, kỳ thi, ly kỳ, quốc kỳ

du ký, chữ ký, ký âm, ký giả; ký sinh

đố kỵ, kỵ binh, ngày kỵ (giỗ)

kỷ luật, kỷ yếu, kỷ niệm, thế kỷ

kỹ nữ, kỹ thuật, tạp kỹ

l

li (milimét), li (cốc), (giấy) ô li, li (quần), li bì, li ti

lì lợm, nhẵn lì, lì xì

(điệu) lí, (nói) lí nhí

(đã bảo mà) lị

(quẻ) ly, ly hôn

X

lý thuyết, hương lý, hải lý

tỉnh lỵ, kiết lỵ

m

(bọn) mi, mi ca, nốt mi

mì (sắn), bột mì, mì chính

mụ mị

X

tu my

nhu mỳ

mỵ dân

mỹ thuật, mỹ tửu, mỹ mãn

s

cây si, nốt si

đen sì, sì sụp

mua sỉ

X

ngu sy, sy tình

X

sỷ nhục

sỹ tử, sỹ phu, sỹ diện

t

đinh ti, ti trôn, (bé) ti ti, ti toe

tì (tay), tì vết, (uống) tì tì

tí hon, tí tách, tí toáy

tỉ tê, tỉ mỉ, (khóc) tỉ ti

tị nạnh

ty (sở), tự ty, công ty

tỳ (lá lách), tỳ bà, tỳ thiếp, tỳ tướng

(năm) tý

tỷ lệ, tỷ dụ, tỷ thí

tỵ nạn, (năm) tỵ

>>> Tham khảo: Các loại chữ viết

--------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về liệt sỹ y dài hay i ngắn? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 17/10/2022