logo

Liệt kê các mốc thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu hỏi: Liệt kê các mốc thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Lời giải:

Các mốc thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

- Năm 1820, con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.

- Đến đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm đặt chân lên lục địa Nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện, nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây.

- Ngày 1 - 12 - 1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết, thừa nhận châu Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích hòa bình, không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực. Đến năm 2020, Hiệp ước Nam Cực có tổng cộng 54 quốc gia thành viên.

* Lịch sử khám phá nghiên cứu châu Nam Cực

Nam Cực là châu lục được biết đến muộn nhất. Con người đã phát hiện ra châu Nam Cực vào cuối thế kỉ XIX, nhưng mãi đến đầu thế kỉ XX một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa và sau đó tiến sâu dần vào các vùng nội địa.

Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. Đã có nhiều nước như Nga, Hoa Ki, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản... xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học ờ đây.
Ngày 1-12-1959, đã có 12 quốc gia kí "Hiệp ước Nam Cực", quy định việc khảo sát Nam Cực chỉ giới hạn trong mục đích vì hoà bình và không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ờ châu Nam Cực.
Cho đến nay, châu Nam Cực vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống trong các trạm nghiên cứu khoa học, được trang bị những phương tiện kĩ thuật hiện đại.

 Liệt kê các mốc thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

* Ý nghĩa của việc nghiên cứu châu Nam Cực

Việc nghiên cứu ra châu Nam Cực có ý nghĩa rất lớn đối với thế giới, các nhà thám hiểm nghiên cứu đã đặt một bước tiến lớn trong lịch sử thám hiểm và chinh phục của loài người. Châu Nam Cực là lục địa duy nhất không có người bản địa. Nhiều cư dân ở đây là những nhà nghiên cứu về việc tìm ra các sinh vật mới, dữ liệu liên quan tới lịch sử khí hậu của Trái Đất và các dấu hiệu môi trường đang thay đổi. Các nhà khoa học đã khám phá lục địa rộng 14 triệu km2 trong gần 200 năm qua. Năm 1959, 12 quốc gia đã ký Hiệp ước Nam Cực, cấm hoạt động quân sự và thúc đẩy điều tra khoa học. Hiện nay có 70 cơ sở nghiên cứu tại đây và con số tăng lên trong nhiều thập kỷ.

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 28/11/2022