logo

Liên hệ bản thân về bảo vệ chủ quyền biển đảo


 TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

  Trước tình hình căng thẳng trên biển Đông trong thời điểm hiện tại, việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam, đảm bảo quốc phòng an ninh chính là nội dung mang tính then chốt, chiến lược và cấp bách hiện nay. Từ đó, mỗi cá nhân cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà.

   Cụ thể, chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và nhà nước, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chủ quyền đối với vùng lãnh hải, nội thuỷ, chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo như quy định của Công ước liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. 

   Đi theo chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của hiến chương Liên Hợp Quốc, công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 và tuyên bố giữa Trung Quốc và ASEAN về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2020. 

Liên hệ bản thân về bảo vệ chủ quyền biển đảo

Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo

  Với lập trường và chủ trương đúng đắn đó, mỗi chúng ta cần chủ động thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên biển đông với những hành động cụ thể như sau:

- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ, quản lí và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.

- Tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bạn  bè cùng các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển biển, đảo bền vững.

- Tham gia tuyên thuyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sử dụng, khai thác bền vững nguyền tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển và hải đảo.

- Tăng cường phổ biến kiến thức, phòng ngừa ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

- Quảng bá và xây dựng thương hiệu biển Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, phát triển và bảo vệ biển, đảo.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về biển đảo Việt Nam nhé:


Ý nghĩ của biển đảo:

   Biển đảo là một vùng địa lý đem lại cho mỗi quốc gia rất nhiều nguồn lợi, đặc biệt vùng biển có nhiều khoáng sản lại càng giá trị hơn nữa. Không phải quốc gia nào cũng có biển, không phải biển của đất nước nào cũng có nguồn tài nguyên khổng lồ. Trong đó, Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi dành tặng cho một vùng biển khiến nhiều quốc gia phải ao ước.

   Với bờ biển dài trên 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam (từ Quảng Ninh tới Kiên Giang), nước ta chiếm vị trí thứ 27 trong tổng số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vùng biển Việt Nam bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km², gấp 3 lần so với đất liền và chiếm gần 30% diện tích biển Đông. Với khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân  bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, biển đảo có vị trí đặc biệt quan trọng như một  tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ, kiểm soát và  làm chủ  sườn phía Đông của đất nước.

   Không chỉ có ý nghĩa về các mặt như kinh tế, chính trị… biển đảo còn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong: lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vào khoảng trước và sau công nguyên, với những thành tựu chinh phục mặt nước biển, những cư dân cuối cùng của quận Nhật Nam với sự bảo tồn được độc lập, tự do qua sự thành lập nước Lâm Ấp, đã có những mối giao lưu rộng rãi với Ấn Độ. Cư dân của Óc Eo đã có những mối liên hệ xa bằng đường biển đến tận vùng Địa Trung Hải. Trong tình trạng bị nô dịch bởi các thế lực phong kiến phương Bắc có ưu thế về sức mạnh biển, những cư dân ven biển ở phía Bắc cũng biến thành những người lao công tủi nhục, bị bóc lột nặng nề. Thời Ngô Quyền và sau này là Đinh Tiên Hoàng, 3 trong 7 quận của nước ta đã khôi phục được nền độc lập, tự chủ, mở đầu cho kỷ nguyên Đại Việt. Nhà Trần hùng mạnh, ba lần đánh tan quân Nguyên đã khởi dựng được sự nghiệp từ những người đánh cá ven biển Nam Định – Ninh Bình ngày nay. Nhà Mạc với sự phát huy cao độ yếu tố dân gian trong nền văn hóa dân tộc cũng bắt đầu sự nghiệp của mình từ những cư dân làm nghề đánh cá ven biển Hải Phòng hiện nay. Những vương triều phong kiến được xây dựng từ những cư dân và nghề đánh cá ở ven biển phải chăng là một hiện tượng độc đáo Việt Nam.


Tình hình biển đảo nước ta hiện nay:

   Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Trước tình hình căng thẳng ở biển Đông, “Thanh niên cần làm gì để bảo vệ Tổ quốc?”,  là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ khi đề cập đến thời sự biển Đông.


Tình hình biển đảo? Nhận thức về tình hình?

   Biển đảo Việt Nam  trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch  sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục, của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa…

   Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2021 - Cập nhật : 28/09/2021