logo

Soạn Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX) theo chương trình Sách mới.

Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

Sơ đồ tư duy Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

Câu hỏi trang 52 Lịch Sử 11

Câu hỏi 1: Khai thác Bảng 1 (tr.51) và thông tin trong mục, trình bày nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

Trả lời:

* Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Thời gian: năm 40.

- Lãnh đạo: Trưng Trắc, Trưng Nhị và một số nữ tướng.

- Chống chính quyền cai trị: Nhà Hán

- Tóm tắt: Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm | Mê Linh (Hà Nội), Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thái thú Tô Định bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi bước đầu, Trưng Trắc lên làm vua. Năm 13, khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp.

* Khởi nghĩa Bà Triệu

- Thời gian: năm 248

- Lãnh đạo: Triệu Thị Trinh

- Chống chính quyền cai trị: Nhà Ngô

- Tóm tắt: Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Nhà Ngô huy động một lực lượng lớn mới dần áp được.

* Khởi nghĩa Lý Bí

- Thời gian: năm 542

- Lãnh đạo: Lí Bí, Triệu Quang Phục

- Chống chính quyền cai trị: Nhà Lương và nhà Tùy

- Tóm tắt: Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống nhà Lương. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân. Sau khi Lý Bí qua đời, Triệu Quang Phục lên nắm quyền lãnh đạo tiếp tục cuộc khởi nghĩa. Năm 545, nhà Lương cho quân sang xâm lược, Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, sáng tạo và giành thắng lợi. Năm 602, nhà Tùy đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Khởi nghĩa Phùng Hưng

- Thời gian: khoảng năm 776

- Lãnh đạo: Phùng Hưng

- Chống chính quyền cai trị: Nhà Đường

- Tóm tắt: Khoảng năm 776, Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), đánh chiếm phủ thành Tống Bình, quản lí đất nước trong một gian. Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp.

Câu hỏi 2: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

Trả lời:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là sự khởi đầu của cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc. Điều đó đã khẳng định khả năng và vai trò quan trọng của phụ nữ trong cuộc đấu tranh đó.

- Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có ý nghĩa lịch sử to lớn, là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong 10 thế kỷ. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, cuộc khởi nghĩa còn giúp đánh thức ý chí dân tộc và tạo đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.

- Khởi nghĩa Lý Bí đã giúp đất nước giành được độc lập và tự chủ sau hơn 500 năm đấu tranh bền bỉ. Cuộc khởi nghĩa cũng đã khẳng định sự trưởng thành của ý thức dân tộc và tạo đà cho sự tiếp tục đấu tranh của người Việt.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng đã phản ánh sự bất bình của nhân dân trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa thể hiện ý chí quật cường và mong muốn dân tộc được hòa bình và tự do. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa còn là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt và cổ vũ cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn đầu thế kỷ X.

Câu hỏi 3: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trả lời:

- Năm 1407, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, đất nước Việt Nam đã bị đô hộ bởi nhà Minh trong giai đoạn từ 1407 đến 1427. Nhà Minh áp đặt chính sách cai trị và bọc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam.

+ Về hành chính, nhà Minh đã đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ và chia thành các phủ, huyện để cai trị. 

+ Về kinh tế-xã hội, nhà Minh đặt nhiều loại thuế nặng nề, lùng bắt những người tài để phục vụ cho nước mình. 

+ Về văn hoá, nhà Minh bắt dân ta phải theo phong tục của Trung Hoa và thủ tiêu nền văn hoá Việt bằng các biện pháp như đục bia, đốt sách,...

- Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân Việt Nam đã nổi dậy ở nhiều nơi, trong đó có các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407-1409) và Trần Quý Khoảng (1409-1414) => Những cuộc khởi nghĩa này đều bị đàn áp.

- Đối diện với tình hình đó, nhân dân lầm than, Lê Lợi – một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dùng hết tài sản của mình để triệu tập nghĩa sĩ, liên lạc bí mật với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

Câu hỏi trang 54 Lịch Sử 11

Câu hỏi 1: Khai thác lược đồ Hình 3 và sơ đồ Hình 4, trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Từ 1418 - 1423: trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, căn cứ nhiều lần bị bao vây, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, phải 3 lần phải rút lên núi Chí Linh.

- Từ 1423 - 1424: Tạm thời hòa hoãn với quân Minh để củng cố lực lượng và tìm phương hướng mới.

- Từ 1424 - 1425: đây là giai đoạn quân Lam Sơn mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên. Cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau đó giải phóng vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến Đèo Hải Vân.

- Từ 1426 - 1428: đây là giai đoạn quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc, khởi nghĩa toàn thắng.

+ Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

+ Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

+ Tháng 1 - 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.

Câu hỏi 2: Việc tổ chức Hội thề Đông Quan có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Việc kết thúc chiến tranh bằng Hội thề Đông Quan được xem là hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong lịch sử chống xâm lược:

+ Giảm bớt sự hi sinh xương máu cho cả hai bên (giữa quân Minh và quân ta)

+ Thể hiện ý chí, sức mạnh, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.

Câu hỏi trang 55 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã tiến triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, có tính chất rộng rãi trong nhân dân. Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi, chấm dứt thời kỳ đô hộ của nhà Minh, khôi phục lại độc lập cho dân tộc, đánh tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho đất nước.

Câu hỏi trang 56 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Trả lời: 

- Từ thế kỷ XVI đến XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam trải qua một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, với các cuộc chiến tranh phong kiến kéo dài suốt hai thế kỷ và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

+ Về mặt chính trị, chúa Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi khi mới 12 tuổi và chỉ thích chơi đùa, trong khi quyền hành tập trung vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Bộ máy quan lại các cấp trở nên cực kỳ công kính và tham nhũng trầm trọng. Do tệ mua bán quan chức, một xã có thể lên đến 16-17 người thu thuế và hơn 20 xã trưởng.

+ Về mặt kinh tế, chế độ thuế khoá và binh dịch nặng nề khiến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

=> Chế độ phong kiến suy yếu khiến mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp. Dù thất bại, những cuộc khởi nghĩa này đặt nền tảng cho phong trào Tây Sơn bùng nổ.

Câu hỏi trang 57 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Khai thác Bảng 2 (tr.56) và lược đồ hình 6, trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn

Trả lời: 

- Từ năm 1773-1777: Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn

- Năm 1785: Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm.

- Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu thành- Tiền Giang) để tiêu diệt quân địch. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

- Năm 1786: Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.

- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.

- Năm 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiện là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

- Năm 1789: Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội), đánh tan 29 vạn quân Thanh.

Câu hỏi trang 58 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Trả lời

- Phong trào Tây Sơn thắng lợi đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn-Trịnh-Lê, đánh tan ranh giới chia cắt đất nước và đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống lại quân xâm lược Xiêm và Thanh mang ý nghĩa lịch sử quan trọng: giải phóng đất nước, bảo vệ độc lập của tổ quốc, và đập tan tham vọng xâm lược của các đế chế quân chủ phương Bắc một lần nữa.

Câu hỏi trang 59 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Khai thác tư liệu 3, 4 và thông tin trong mục, nêu những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Trả lời:

- Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc dù thắng lợi hay thất bại đều để lại những bài học lịch sử sâu sắc:

+ Bài học về xây dựng lực lượng. Vận động, tập hợp lực lượng được thực hiện qua khẩu hiệu, lời kêu gọi, qua chính sách chiêu mộ nhân tài,... Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.

+ Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc...  Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

+ Thứ ba, bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm và mưu trí, phong phú và độc đáo của cha ông ta: lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

Luyện tập - Vận dụng

Câu hỏi 1. Lập và hoàn thành bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX. 

>>> Xem trả lời

Câu hỏi 2. Xây dựng trục thời gian thể hiện những sự kiện lớn của phong trào Tây Sơn. 

>>> Xem trả lời

Câu hỏi 3. Khai thác bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, chỉ ra một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

>>> Xem trả lời

Câu hỏi 4. Theo em, các bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Lấy ví dụ chứng minh.

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX) trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 22/01/2024